1.000 người tham gia giải chạy "Tiếp sức phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu"

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam và UBND TP. Đà Nẵng vừa tổ chức giải chạy bộ “Tiếp sức phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu - Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh cho mọi trẻ em” với sự tham gia của 1.000 người trong cả nước, trong đó có 500 học sinh và trẻ em.

Nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai

Phát biểu tại giải chạy, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Vũ Xuân Thành nhấn mạnh, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai tại Việt Nam diễn ra ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và khó lường gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến môi trường sống và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.

1.000 người tham gia giải chạy
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Vũ Xuân Thành phát biểu tại giải chạy. Ảnh: Thảo Anh

Những năm gần đây, công tác phòng, chống thiên tai của nước ta đã chuyển hướng mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa. Bên cạnh đầu tư xây dựng hệ thống công trình, cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, kiện toàn thể chế, củng cố tổ chức bộ máy, ứng dụng khoa học công nghệ..., cả nước đã chú trọng triển khai hiệu quả công tác nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như sự chủ động tham gia của toàn xã hội trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Giải chạy “Tiếp sức phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu - Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh cho mọi trẻ em” là một hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác phòng, chống thiên tai. Hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch “Cùng nhau hành động sớm” được phát động nhân ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai (13.10.2022) nhằm lan tỏa định hướng lấy trẻ em làm trung tâm trong các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu, cũng như tạo sân chơi bổ ích, phát huy phong trào rèn luyện thể chất cho trẻ em và cộng đồng trên cả nước.

1.000 người tham gia giải chạy
Giải chạy với sự tham gia của 1.000 người trong cả nước, trong đó có 500 học sinh và trẻ em. Ảnh: Thảo Anh

“Hình ảnh “tiếp sức” trong bộ môn chạy bộ thể hiện sự tương trợ, phối hợp lẫn nhau để hoàn thành đường chạy. Tương tự như công tác phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu, cần sự chung tay, góp sức của toàn cộng đồng. Trong cộng đồng đó, thế hệ tương lai tiếp bước những thế hệ đi trước nhằm góp phần xây dựng một xã hội an toàn, sạch và xanh”, ông Vũ Xuân Thành kêu gọi.

Thúc đẩy hành động chống biến đổi khí hậu một cách thiết thực

Được biết, giải chạy “Tiếp sức phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu - Vì một Việt Nam an toàn, sạch và xanh cho mọi trẻ em” được tổ chức theo 2 hình thức chạy trực tiếp và trực tuyến, đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước.

Giải chạy trực tuyến thu hút sự tham gia của 1.000 người đăng ký và đã tranh tài từ ngày 1.11 đến ngày 30.11, trong đó có hơn 800 người đã thực hiện đường chạy của mình với tổng số hơn 153.600km tích lũy. Giải chạy trực tiếp tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng vào sáng 10.12 với hơn 1.000 vận động viên tham gia đường chạy, trong đó có 500 vận động viên nhí.

1.000 người tham gia giải chạy
Ban Tổ chức trao giải cho các vận động viên. Ảnh: Thảo Anh 

Tại giải chạy, cự ly 15km dành cho vận động viên là người lớn, trẻ em và học sinh tham gia ở cự ly chạy 3km. Các em cũng tham gia xếp hình bản đồ Việt Nam tại khu vực công viên. Ở chặng chạy, có các điểm tiếp sức, điểm check-in, triển lãm ảnh do các em học sinh vẽ và hình ảnh linh vật của chương trình bằng các đồ tái chế.

1.000 người tham gia giải chạy
Tại giải chạy, cự ly 15km dành cho vận động viên là người lớn, trẻ em và học sinh tham gia ở cự ly chạy 3km. Ảnh: Thảo Anh

Ông Maharajan Muthu, Trưởng Chương trình sống còn, phát triển và môi trường, UNICEF tại Việt Nam đánh giá cao sự cam kết và sự lãnh đạo của UBND TP. Đà Nẵng và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai trong việc xây dựng một TP. Đà Nẵng và đất nước Việt Nam an toàn cho mọi trẻ em.

“Chúng tôi muốn thúc đẩy các hành động chống biến đổi khí hậu một cách thiết thực và ngay bây giờ, như chạy bộ, để giải quyết thách thức lớn của biến đổi khí hậu. Đồng thời, chúng tôi mong muốn truyền tải thông điệp: nếu chúng ta hành động tập thể, chúng ta có thể vượt qua mọi thách thức để tạo ra một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả trẻ em ở Việt Nam”, ông Maharajan Muthu nhấn mạnh.

Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.