100% xã có điện trên cả nước, số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,74%

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch kinh doanh và dịch vụ khách hàng năm 2024 tại Hà Nội và kết nối tới 770 điểm cầu các đơn vị Điện lực trên cả nước. Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn chủ trì hội nghị.

Nhiều kết quả tích cực

Tại hội nghị, Trưởng ban Kinh doanh EVN Nguyễn Quốc Dũng cho biết, năm 2023, sản lượng điện thương phẩm toàn EVN đạt 253,052 tỷ kWh, tăng trưởng 4,26% so với năm 2022 và đạt kế hoạch giao. Theo thành phần phụ tải, chiếm tỷ trọng lớn nhất là điện cấp cho công nghiệp với 129,22 tỷ kWh, chiếm tương đương 51,1% tổng điện thương phẩm; tiếp đó là điện cho quản lý tiêu dùng, 90,7 tỷ kWh, chiếm 35,8% tổng điện thương phẩm.

EVN tổng kết công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng năm 2023 -0
Điểm cầu hội nghị tại trụ sở EVN (Hà Nội). Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn chủ trì hội nghị. Ảnh: EVN

EVN tiếp tục nỗ lực không ngừng trong tiếp nhận lưới điện và phát triển điện nông thôn, miền núi, hải đảo. Tính đến cuối năm 2023, số xã có điện trên cả nước đạt 100% và số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,74%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,60%.

Độ tin cậy cung cấp điện tiếp tục được cải thiện, trong đó chỉ số SAIDI (thời gian mất điện bình quân của khách hàng trong năm) giảm xuống còn 223,6 phút, giảm khoảng 43,5 phút (tương ứng giảm 16,3%) so với năm 2022. Cả 5 tổng công ty Điện lực (TCTĐL) đều thực hiện đạt và vượt các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện so với kế hoạch giao. Ban Kinh doanh EVN cũng ghi nhận, những công ty điện lực (PC) thực hiện SAIDI tốt nhất là: PC Sài Gòn (1,37 phút/khách hàng), PC Bắc Từ Liêm (5,46 phút/khách hàng), PC Tân Bình (7,16 phút/khách hàng), PC Cầu Giấy (10,79 phút/khách hàng),…

Trong năm 2023, công tác kiểm tra giám sát mua bán điện được các TCTĐL thực hiện có hiệu quả. Trong năm, đã lập 126.678 biên bản kiểm tra sử dụng điện, truy thu được 74 triệu kWh với tổng số tiền truy thu là 247 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện và xử lý 1.322 vụ trộm cắp điện và truy thu 7,45 triệu kWh, tương ứng với số tiền bồi thường của khách hàng là 23,77 tỷ đồng, góp phần giảm tổn thất điện năng toàn hệ thống.

Cũng trong năm vừa qua, theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, EVN đã thực hiện điều chỉnh giá điện 2 lần. Các TCTĐL đã triển khai tốt công tác điều chỉnh giá bán điện, niêm yết công khai, minh bạch giá bán điện, trả lời kịp thời thắc mắc của khách hàng.

Tăng cường tiện ích cho khách hàng

Năm 2023, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ để hiện đại hóa công tác kinh doanh, dịch vụ điện của EVN tiếp tục đạt nhiều thành tựu. 100% dịch vụ điện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia, các trung tâm hành chính công và Cổng Dịch vụ công của các tỉnh/thành phố. Đây cũng là nỗ lực của EVN trong việc thực hiện chủ đề năm 2023 - năm Dữ liệu số quốc gia. Đồng thời, đóng góp tích cực trong thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 (Đề án 06).

EVN tổng kết công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng năm 2023 -0
Trưởng ban Kinh doanh EVN Nguyễn Quốc Dũng trình bày báo cáo tổng kết công tác kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2023. Ảnh: EVN

Theo dữ liệu đến hết năm 2023 được công bố trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong 21 bộ, ngành cung cấp dịch vụ trực tuyến trên Cổng, EVN nằm trong nhóm 3 Bộ, ngành dẫn đầu. Trong đó, các chỉ số về công khai minh bạch, dịch vụ công trực tuyến và mức độ hài lòng của EVN luôn duy trì trong Top dẫn đầu nhiều tháng liên tiếp.

Tỷ lệ giao dịch theo phương thức điện tử toàn EVN đạt 99,61% (tăng 0,05% so với năm 2022). Trong năm, EVN tiếp tục tập trung đẩy mạnh các dịch vụ điện điện tử, điện tử hóa toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ điện. Năm 2023, các TCTĐL đã tiếp nhận trên 50,918 triệu yêu cầu dịch vụ điện, trong đó số yêu cầu tiếp nhận trực tiếp tại các phòng giao dịch khách hàng chỉ có 1.190 yêu cầu; còn lại chủ yếu được tiếp nhận qua Trung tâm Chăm sóc khách hàng, Trung tâm Hành chính công, Dịch vụ công (xấp xỉ gần 100%).

Đối với yêu cầu dịch vụ điện tiếp nhận qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tỷ lệ hoàn thành các yêu cầu đạt 99,91%; trong đó thực hiện tốt nhất là EVNHANOI và EVNCPC với tỷ lệ hoàn thành đạt 100%.

Các đơn vị Điện lực tiếp tục mở rộng hợp tác với ngân hàng, tổ chức thanh toán trung gian để đa dạng hóa các kênh thanh toán tiền điện. Hiện đã có hơn 27,47 triệu khách hàng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, chiếm 94,88% tổng số khách hàng của EVN. Đây cũng là một kết quả của quá trình chuyển đổi số trong công tác thu tiền điện với định hướng đa dạng hình thức thanh toán theo hướng không sử dụng tiền mặt.

Đến cuối năm 2023, cả 5 TCTĐL có tổng số 30,84 triệu công tơ bán điện cho khách hàng, trong đó bao gồm 27,99 triệu công tơ điện tử (chiếm 90,78%) và 2,84 triệu công tơ cơ khí (chiếm 9,22%). Đến nay, 3 tổng công ty là EVNCPC, EVNHANOI, EVNHCMC cơ bản hoàn thành 100% thu thập dữ liệu đo đếm từ xa.

Xây dựng các mô hình tiết kiệm điện

Đối với công tác điều chỉnh phụ tải, năm 2023, EVN đã thực hiện hơn 1.000 sự kiện điều chỉnh phụ tải điện tự nguyện phi thương mại (DR) theo Thông tư số 23/2017/TT-BCT ngày 16/11/2017 của Bộ Công Thương với hơn 38.000 lượt khách hàng tham gia, công suất cao nhất tiết giảm cho 1 sự kiện đạt 495MW.

Cuối năm 2023, các TCTĐL đã ký kết thỏa thuận thực hiện điều chỉnh phụ tải điện tự nguyện phi thương mại với 12.059 khách hàng, tiềm năng tiết giảm 2.802,42MW.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Bộ Công Thương về việc xây dựng các mô hình tiết kiệm điện trong các hộ gia đình, trong trường học, trong công sở, EVN đã chỉ đạo các đơn vị Điện lực phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể địa phương tuyên truyền, hướng dẫn các giải pháp tiết kiệm điện cho khách hàng, phát động khách hàng hưởng ứng tham gia các chương trình tiết kiệm điện của EVN như: Gia đình tiết kiệm điện, Tiết kiệm điện trong trường học, Tiết kiệm điện trong công sở, Tuyến phố kiểu mẫu tiết kiệm điện… Các đơn vị trong EVN đã phát hành hơn 1,82 triệu tờ rơi và 132.000 cuốn cẩm nang tiết kiệm điện, tuyên truyền trên nhiều phương tiện truyền thông.

Công tác tiết kiệm điện tự dùng nội bộ cũng được thực hiện triệt để tại trụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc EVN; thực hiện tiết kiệm điện tại hộ gia đình từng cán bộ công nhân viên.

Tổng điện năng tiết kiệm điện toàn quốc năm 2023 đạt 5,522 tỷ kWh, tương đương với 2,3% so với tổng điện thương phẩm. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực của các đơn vị Điện lực trong việc phối hợp với các Sở, ban ngành, cơ quan quản lý nhà nước thực thi các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Kết quả này cũng đạt và vượt chỉ tiêu tại Chỉ thị tiết kiệm điện của Thủ tướng Chính phủ (tiết kiệm tối thiểu 2% so với tổng điện năng tiêu thụ so với năm 2022). 

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.