Yên Bái chú trọng xây dựng nhà văn hóa thôn bản

Tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10.2006), HĐND tỉnh Yên Bái đã thông qua Nghị quyết số 11/2006/NQ-HĐND về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Nghị quyết 11). Sau khi Nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 525/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng đời sống văn hóa (ĐSVH) ở cơ sở.

      Thực hiện chủ trương của tỉnh, các ngành, các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia. Hơn 1 năm triển khai thực hiện, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Các hoạt động đưa thông tin về cơ sở được tăng cường. Năm 2007, hệ thống thư viện đã thực hiện luân chuyển trên 156.000 lượt sách về cơ sở. Các Đội chiếu bóng lưu động đã tổ chức được 750 buổi chiếu phim phục vụ đồng bào vùng cao. Đoàn Nghệ thuật tỉnh và các đội thông tin lưu động đã tổ chức được 350 buổi biểu diễn phục vụ nhân dân. Các cấp chính quyền thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho các Đoàn nghệ thuật biểu diễn tại cơ sở để nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được quan tâm. Ngành Văn hóa - Thông tin đã khảo sát và lập hồ sơ xét công nhận được 8 di tích, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia là “Ruộng bậc thang Mù Cang Chải”. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển khá mạnh, 560 đội văn nghệ được xây dựng; Nhiều làn điệu dân ca truyền thống như hát khắp cọi, hát đón dâu, múa xoè... được phục hồi đã tạo bầu không khí sôi nổi, tràn đầy hứng khỏi trong cuộc sống của nhân dân.  Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đạt kết quả khá cao. Cuối năm 2007, toàn tỉnh có 81% số hộ gia đình; 36% thôn, bản; 94% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá và 20 xã, phường xây dựng đơn vị văn hoá. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều tiến bộ. Phần lớn các đám cưới, đám tang được tổ chức theo hướng văn minh tiết kiệm. Các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan từng bước được xóa bỏ; Hoạt động lễ hội được tổ chức trang nghiêm, phần lễ và hội kết hợp hài hòa, phản ảnh rõ nét bản sắc từng dân tộc kết hợp với nhịp sống khỏe khoắn, hiện đại... Thời gian qua, các cấp chính quyền đã triển khai thực hiện khá tốt công tác xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở. Tất cả các xã, phường có tủ sách pháp luật; 161 xã có bưu điện văn hoá; 170 xã có đài truyền thanh; 6 xã, phường và 889 thôn bản có nhà văn hóa, tăng 25 % so với năm 2006. Riêng huyện Văn Yên 100% thôn bản có nhà văn hóa. Những kết quả trên cho thấy, Nghị quyết về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã đáp ứng được nguyện vọng nhân dân, làm cơ sở để tạo bước đột phá, thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phát triển bền vững.
      Tuy nhiên, kết quả giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cũng cho thấy, quá trình thực hiện Nghị quyết 11 còn nhiều bất cập. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện chậm. Nghị quyết đã có hiệu lực 1 năm nhưng các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở chưa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Công tác quán triệt và tuyên truyền về Nghị quyết 11 cũng hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về Nghị quyết chưa toàn diện... Theo Nghị quyết 11, việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gồm có 7 mục tiêu và 8 nhiệm vụ (thông tin tuyên truyền, văn nghệ, đọc sách, bảo tồn, nâng cao mức hưởng thụ nghệ thuật, xây dựng nếp sống văn hóa; xây dựng thiết chế văn hóa). Song, trong quá trình chỉ đạo, một số cơ sở cho rằng việc thực hiện Nghị quyết 11 chủ yếu là xây dựng nhà văn hóa. Do vậy, hầu hết các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của địa phương chưa được chỉ đạo thực hiện mà chủ yếu trông chờ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Hơn nữa, một số địa phương chưa quan tâm tới chất lượng phong trào nên chưa chú trọng việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Đặc biệt, ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do trình độ dân trí thấp nên các phong tục, tập quán lạc hậu vẫn tồn tại đang là cản trở lớn đối với việc thực hiện Nghị quyết. Một vấn đề khác là chủ trương xây dựng nhà văn hóa được thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tiến độ theo NQ đề ra là trong năm 2007, phải thực hiện xây dựng mới 200 nhà văn hóa nhưng trong kế hoạch ngân sách HĐND tỉnh lại chưa phân bổ nguồn kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu này, do đó cơ sở gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.  
      Để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tại Kỳ họp thứ 11 vừa qua, sau khi nghe UBND báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11, các đại biểu HĐND đã tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đã đạt được, những khó khăn tồn tại và bàn biện pháp khắc phục. Theo các đại biểu, các cấp chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân tham gia thực hiện Nghị quyết; Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh khẩn trương ban hành các văn bản chỉ đạo và cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 11 để tạo cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành thực hiện. Để bảo đảm nguồn vốn cho việc thực hiện Nghị quyết, trong kế hoạch phân bổ ngân sách năm 2008 HĐND tỉnh Yên Bái đã quyết định đầu tư 7,5 tỷ đồng cho chương trình xây dựng nhà văn hóa thôn bản.

Lê Thị Liêm

Trên đường phát triển

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển
Trên đường phát triển

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển

Trong năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao và tăng 2% so với Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 2.12.2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 237/NQ-HĐND ngày 6.12.2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, toàn tỉnh đã tập trung, quyết liệt triển khai các giải pháp, nỗ lực tối đa phấn đấu hoàn thành để cùng cả nước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung đã đề ra.

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa
Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Nhiều năm qua, từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%

Tại cuộc họp mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung, trong có nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 12,5%, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh việc Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay trong những tháng đầu năm; sớm ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI)…

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính
Địa phương

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, hàng loạt chỉ số tăng lên vượt bậc, như: chỉ số CCHC (PAR Index) xếp thứ 23/63, tăng 17 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS) xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 các tỉnh miền núi phía Bắc; đơn giản hóa 85 thủ tục hành chính (TTHC); tỷ lệ xử lý TTHC đúng hạn đạt 99,72%…

Lào Cai: Thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Trên đường phát triển

Lào Cai: Thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong năm qua, nhờ triển khai, thực hiện quyết liệt, hiệu quả quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP), Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP..., công tác THTK, CLP của tỉnh Lào Cai đã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Hòa Bình: Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bùi Thị Minh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh
Địa phương

Hòa Bình: Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bùi Thị Minh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 19, Khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 5.2, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bùi Thị Minh đã được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025; giới thiệu để HĐND tỉnh bầu chức Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Dự án đường liên thôn hàng chục tỷ vừa trải nhựa xong đã ‘nham nhở’, Ban quản lý dự án xác định do lỗi thi công, yêu cầu nhà thầu khắc phục ngay
Trên đường phát triển

Dự án đường liên thôn hàng chục tỷ vừa trải nhựa xong đã ‘nham nhở’, Ban quản lý dự án xác định do lỗi thi công, yêu cầu nhà thầu khắc phục ngay

Vừa qua, Báo Đại biểu Nhân dân nhận được phản ánh của người dân sinh sống ở xã Phương Trung (huyện Thanh Oai, Hà Nội) về tình trạng đoạn đường liên thôn vừa trải nhựa xong dịp trước Tết Nguyên đán đã “nham nhở” có dấu hiệu của việc thi công kém chất lượng.

Hồng Lĩnh hướng đến đô thị hạnh phúc, văn minh
Trên đường phát triển

Hồng Lĩnh hướng đến đô thị hạnh phúc, văn minh

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Những ngày này, khắp mọi nẻo đường phố thị dưới chân Ngàn Hống hoa tươi khoe sắc thắm, lung linh ánh sáng rực rỡ của hàng triệu ánh đèn được thắp sáng từ ngõ nhỏ đến đường lớn. Thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đẹp xinh bước ra từ truyền thuyết nay hiện hữu khang trang bởi ánh sáng đô thị hiện đại, văn minh bởi nếp sống đô thị được hình thành từ những việc làm nhỏ của mỗi người dân nơi đây. Tất cả đều hướng tới quyết tâm lớn chào đón thị xã tròn 33 tuổi xuân: đưa Hồng Lĩnh vươn mình cùng dân tộc, trở thành đô thị hạnh phúc, văn minh.