Hồng Lĩnh hướng đến đô thị hạnh phúc, văn minh

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Những ngày này, khắp mọi nẻo đường phố thị dưới chân Ngàn Hống hoa tươi khoe sắc thắm, lung linh ánh sáng rực rỡ của hàng triệu ánh đèn được thắp sáng từ ngõ nhỏ đến đường lớn. Thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đẹp xinh bước ra từ truyền thuyết nay hiện hữu khang trang bởi ánh sáng đô thị hiện đại, văn minh bởi nếp sống đô thị được hình thành từ những việc làm nhỏ của mỗi người dân nơi đây. Tất cả đều hướng tới quyết tâm lớn chào đón thị xã tròn 33 tuổi xuân: đưa Hồng Lĩnh vươn mình cùng dân tộc, trở thành đô thị hạnh phúc, văn minh.

Bước ra từ truyền thuyết

Ngày 2.3.1992, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh được thành lập từ Quyết định số 67-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở thị trấn Hồng Lĩnh, xã Đức Thuận, xã Trung Lương thuộc huyện Đức Thọ và xã Đậu Liêu, xã Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc. Tuy thành lập 33 năm nhưng mảnh đất Ngàn Hống có từ xa xưa, dấu tích về một kinh thành Ngàn Hống với những thiên truyện thần kỳ trên dãy núi 99 ngọn vẫn còn sống mãi trong tâm trí nhân gian.

Dưới chân Ngàn Hống cũng lung linh bao truyền thuyết sơn thủy hữu tình. Trong số các dòng sông chảy ra từ truyền thuyết và hiện hữu trữ tình trong thực tại chính là dòng Minh Giang - nơi lưu giữ những giá trị lớn làm nên diện mạo một vùng đất, một làng rèn bước ra từ trong truyền thuyết và thắp lửa bừng sáng trong cuộc sống hiện thực. Chuyện rằng, ngày xửa ngày xưa, ông Đùng sau khi gánh đất đắp nên những núi với đồi mới moi quặng trong lòng đất luyện thành sắt rồi tụ hội dân thành làng, dạy cho dân làm nghề rèn. Dẫu là truyền thuyết nhưng có lẽ phải gắn với thực tiễn nên người dân Trung Lương bao đời vẫn luôn tự hào về một vị tổ sư nghề rèn đầu tiên là ông Đùng to lớn, oai phong. Để rồi ngày nay, không chỉ nổi tiếng là làng khoa bảng, Trung Lương còn được biết đến bởi sự rộn ràng của những lò rèn đỏ lửa và không khí tươi vui, náo nhiệt của một vùng quê rộn ràng mùa lễ hội đua thuyền mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đua thuyền trên dòng Minh Giang là nét đẹp riêng có của Hồng Lĩnh. Ảnh: Bình Nguyên

Đua thuyền trên dòng Minh Giang là nét đẹp riêng có của Hồng Lĩnh. Ảnh: Bình Nguyên

Sẽ thật là thiếu sót nếu như nhắc về dòng sông Minh mà quên đi ngọn núi Tiên. Đây là ngọn núi đẹp, nằm giữa làng rèn, dưới chân núi là quần thể chùa Tiên, giếng Tiên, đền Thánh Thợ rèn và đình làng. Tiên Sơn gắn với truyền thuyết ông Đùng là người đã đắp nên núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn, trong đó ngọn cuối cùng bị đứt gánh, một đầu rơi xuống thành núi Ngọc Sơn (phường Đức Thuận), một đầu thành núi Tiên bây giờ. Để tri ân ông, nhân dân đã xây nên đền Tiên trên đỉnh núi Tiên, trước đền từ xưa đã có một bàn cờ Tiên bằng đá xanh nguyên khối.

Không chỉ Trung Lương, Bắc Hồng, Nam Hồng, Đậu Liêu, Đức Thuận và xã Thuận Lộc - mỗi vùng đất đều lưu dấu trong mình bao truyền thuyết đẹp lung linh; đó là mạch nguồn tạo nên một thị xã dưới chân núi Hồng bước ra từ truyền thuyết mê đắm lòng người không chỉ bởi những câu chuyện hồng hoang, mà còn bởi truyền thống văn hóa của một miền đất địa linh nhân kiệt đang từng ngày, từng giờ vươn mình cùng dân tộc.

Phố núi vươn mình

Nhìn về quá khứ, trong bối cảnh của 33 năm trước, khi thị xã Hồng Lĩnh mới được thành lập với biết bao khó khăn. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trên địa bàn đã đoàn kết một lòng vừa tập trung phát triển sản xuất, vừa đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, quyết tâm xây dựng thị xã vững bước đi lên. Đến nay, 5/5 phường đạt chuẩn đô thị văn minh, xã Thuận Lộc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) các ngành kinh tế chủ yếu bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8,9% (năm 2025 kế hoạch đạt trên 9,1%); thu nhập bình quân đầu người ước đạt 73,5 triệu đồng/người/năm...

Dáng dấp đô thị loại III đã, đang hiện hữu từng ngày. Và phải chăng, chính nhờ sự kết hợp giữa thiên thời, địa lợi, nhân hòa đã tạo ra sự hữu tình trong phong thủy cho một vùng quê giàu truyền thống, đẹp từ dáng đứng thế ngồi: “Sau có núi Tiên Sơn/ Trước mặt dòng Minh Thủy”. Để rồi giữa bát ngát của đất trời mây nước, câu ví đò đưa của người con gái trên bến Minh Giang cất lên trong trẻo, ngọt ngào khiến cho lữ khách mê đắm khôn nguôi: Bạn tình ơi! Nhìn núi nhìn sông thêm nhớ nguồn nhớ cội. Qua cơn sóng dữ ắt đến hội rồng mây. Bao giờ Ngàn Hống hết cây, sông Rum hết nước đó với đây mới hết tình.

Mùa xuân này Hồng Lĩnh bước sang tuổi 33, độ tuổi chín chắn trưởng thành, Nhân dân và cán bộ thị xã đã và đang cùng đoàn kết xây dựng Hồng Lĩnh phát triển không gian đô thị, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại III gắn với thực hiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2026 - 2030; kết nối hạ tầng thị xã với các huyện phụ cận, quyết tâm xây dựng đô thị Hồng Lĩnh đạt đô thị loại III.

Để hoàn thành được mục tiêu đó, ngoài phát huy truyền thống, tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực thì đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ cơ sở đóng vai trò quan trọng, quyết định mọi sự thành bại, nhất là trong giai đoạn sắp xếp bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương. Đúng như nguyên Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Thiện đã từng khẳng định: “Đội ngũ cán bộ phải được chuẩn hóa, được đào tạo, phải hiểu biết sâu về quản lý đô thị và kinh tế đô thị, đồng thời có kinh nghiệm thực tiễn, quan tâm đội ngũ cán bộ trẻ”.

Dưới ngàn thông xanh ru nhạc êm đềm của Ngàn Hống, cán bộ về hưu, nhạc sĩ không chuyên đắm đuối với Hồng Lĩnh, nguyên Bí thư Thị ủy, nguyên Chủ tịch HĐND, nguyên Chủ tịch UBND thị xã Đinh Quốc Thị khẳng định: để có Hồng Lĩnh hôm nay chính là nhờ công lao của thế hệ đi trước, nhờ nhân dân đã đoàn kết cùng xây dựng nên miền đất đáng sống... Tình mẫu tử, tình quê hương, tình đồng chí, tình nhân dân trở thành nỗi nhớ hòa quyện trong thanh âm trong trẻo của non Hồng vào một sáng mùa xuân “trầm mặc hương bay, vấn vương lòng khách lạ trèo non”. Để rồi từ đó, “bao ân tình dệt nên nỗi nhớ, Hồng Lĩnh yêu thương vươn cánh bay xa”.

Tin tưởng, cùng với đội ngũ cán bộ, công chức được chuẩn hóa, sắp xếp theo tinh thần Nghị quyết số 18, sự chung sức đồng lòng của nhân dân và cán bộ cùng với truyền thống ngàn đời của vùng đất địa linh sẽ là tiềm năng, lợi thế để Hồng Lĩnh vươn cánh bay xa.

Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội về đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản
Trên đường phát triển

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công, trao biển hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông Lê Văn Phương, thôn Thập Lý, xã Thăng Long, huyện Nông Cống
Xã hội

Bài 1: Những nếp nhà của tình đoàn kết

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới”, tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai các giải pháp hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ dân. Tỉnh xác định xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn với tinh thần dù bất cứ địa bàn nào, công tác triển khai khó khăn đến mấy cũng quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

 Sau gần 5 năm triển khai Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét.
Trên đường phát triển

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu
Trên đường phát triển

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng
Địa phương

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng

Xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong năm khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chương trình hành động số 33-Ctr/TU nhằm tạo bứt phá về lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, giúp Hòa Bình hoàn thành sớm mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số vùng trung du và miền núi phía Bắc.