Xuất khẩu sầu riêng có thể chạm mốc 3,5 tỷ USD

Với việc sầu riêng đông lạnh nước ta được phép vào thị trường Trung Quốc, xuất khẩu mặt hàng này những tháng cuối năm 2024 sẽ cao hơn, qua đó đưa kim ngạch cả năm chạm mốc 3,5 tỷ USD, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết.

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc sẽ cao hơn

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) dự kiến, 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 4,5 - 4,6 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, ngành sầu riêng đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng mạnh mẽ đó. Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng 8 tháng ước đạt trên 1,8 tỷ USD; đóng góp 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, trong đó Việt Nam đang là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng tươi, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó 90% xuất khẩu sang Trung Quốc. Diện tích trồng sầu riêng của cả nước hiện là 154.000ha, sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm. 

Ảnh minh họa. Nguồn:ITN
Nguồn: ITN

Tin vui là mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức ký kết Nghị định thư về kiểm tra, kiểm định thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Với bước ngoặt này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 400 - 500 triệu USD ngay trong năm 2024.

Tổng Thư ký VINAFRUIT Đặng Phúc Nguyên nhận định, trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu sầu riêng tươi, đến nay đã có thêm sầu riêng đông lạnh thì xuất khẩu sầu riêng sẽ vững chắc; hỗ trợ qua lại những lúc sầu riêng rộ mùa không tiêu thụ kịp, có thể đưa qua chế biến. Điều này sẽ làm tăng giá trị cho sầu riêng và nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, cũng đặt nền móng trong tương lai cho ngành sầu riêng phát triển theo hướng chế biến, bởi xu hướng thế giới và Trung Quốc có thể chuyển sang sầu riêng đông lạnh nhiều để tiết kiệm vận chuyển, tiện lợi hơn. 

“Với các yếu tố thuận lợi nói trên, xuất khẩu sầu riêng trong những tháng cuối năm 2024 sẽ cao hơn. Qua đó, đưa xuất khẩu cả năm có thể chạm mốc 3,5 tỷ USD”, ông Nguyên nhấn mạnh.  

Đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia

Vừa qua, tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một trong những vấn đề được các đại biểu đặt ra là phát triển nhãn hiệu, thương hiệu của các nông sản chủ lực nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, góp phần ổn định hoạt động xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân. Theo các đại biểu, việc phát triển và bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam hiện chưa đạt hiệu quả mong muốn. Với ngành sầu riêng, việc thu mua sầu riêng có mã vùng trồng và sầu riêng không có mã vùng trồng cũng không có sự khác biệt rõ ràng. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nông dân và sự phát triển bền vững của vùng trồng; đe dọa khả năng cạnh tranh lâu dài của sầu riêng Việt trên thị trường quốc tế.

Trả lời chất vấn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đã được ký kết, điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Đây là niềm vui nhưng cũng kích hoạt nhiều vấn đề, trong đó là mục tiêu phải đưa sầu riêng trở thành một sản phẩm quốc gia.

Bộ trưởng thừa nhận rằng, Việt Nam đi sau so với Thái Lan và Malaysia trong lĩnh vực xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc; dù chúng ta có nhiều khía cạnh bứt phá nhưng cũng còn nhiều vấn đề ngay nội tại. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng thương hiệu cho nông sản. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là biến sầu riêng thành sản phẩm quốc gia, thông qua việc xây dựng và thiết kế các chính sách chung cho nông dân, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, và cơ sở hạ tầng.

Muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có Hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân trồng sầu riêng để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu. Điều quan trọng không chỉ là xây dựng thương hiệu cho sầu riêng, mà còn là nhận thức đúng đắn về giá trị của nhãn hiệu để bảo vệ và nâng tầm thương hiệu nông sản Việt. 

Bộ trưởng cũng nêu rõ, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, bởi nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu (được xây dựng và bảo hộ) và thương hiệu (là niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng, tiêu chuẩn). Do đó, cần triển khai bằng được giải pháp cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi để bảo đảm hàng hóa Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng manh mún trong nền nông nghiệp, ông nhấn mạnh việc xây dựng lại vùng nguyên liệu tập trung, liên kết thành những hợp tác xã đủ mạnh.

Theo các chuyên gia, để nâng cao giá trị cho quả sầu riêng, đầu tiên cần tuyên truyền, tập huấn quản lý, nâng cao chất lượng sầu riêng cho người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, cần làm tốt khâu liên kết sản xuất theo hướng tập trung, xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đầu tư vào giải pháp kỹ thuật cấp đông; tập trung hỗ trợ nhiều vào các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển. 

Thị trường

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới
Thị trường

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới

Đồng hành với chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB trong các hoạt động chi tiêu mừng năm mới, kể từ đầu tháng 01.2025, SHB triển khai chương trình khuyến mại “Quẹt thẻ ngay - Quà liền tay” với hơn 20.000 phần quà E-voucher, hoàn tiền, ưu đãi, miễn phí hấp dẫn. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 700 triệu đồng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Thủy sản cần động lực tăng trưởng mới

Lấy ví dụ về ngành rau quả gần đây tăng trưởng vượt bậc nhờ mặt hàng sầu riêng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho rằng, ngành thủy sản cũng cần có động lực tăng trưởng mới để hướng tới mục tiêu xuất khẩu 16 tỷ USD vào năm 2030.

Họp báo
Thị trường

Định hướng tín dụng năm 2025 tăng 16%

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại diễn đàn
Thị trường

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025 rất tích cực

Đây là nhận định của các diễn giả tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7.1; để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như con người, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Kinh tế

Cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định). Góp ý văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng.

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản
Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản

Từ ngày 1.1.2023 đến ngày 30.9.2024, công ty có 16.208 người tham gia bán hàng đa cấp ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty nhưng chưa được đào tạo cơ bản, trong đó có 1.647 người tham gia bán hàng đa cấp có hợp đồng vẫn còn hiệu lực tính đến ngày 30.9.2024.

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
Thị trường

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên

Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến quá cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?
Thị trường

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch cả năm tăng hơn 10% so với năm 2023, với giá trị giao dịch đạt trung bình 5.000 tỷ đồng/ngày. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi động và bảng xếp hạng thị phần môi giới hàng hoá năm nay tiếp tục là một cuộc cạnh tranh đầy “khốc liệt”.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán
Thị trường

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước vừa ban hành có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng để Kiểm toán nhà nước (KTNN) nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, phát triển bền vững.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hình thành vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển chuyên canh

Theo chuyên gia, nếu được đầu tư hợp lý, ngành nhuyễn thể và rong biển có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra. Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ quy hoạch và hình thành, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển tập trung theo hướng chuyên canh, bảo đảm chất lượng.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.