Thủy sản cần động lực tăng trưởng mới

Lấy ví dụ về ngành rau quả gần đây tăng trưởng vượt bậc nhờ mặt hàng sầu riêng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam cho rằng, ngành thủy sản cũng cần có động lực tăng trưởng mới để hướng tới mục tiêu xuất khẩu 16 tỷ USD vào năm 2030.

Xuất khẩu năm nay có thể trở lại mốc 11 tỷ USD năm 2022

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vượt mốc 10 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD, cá tra 2 tỷ USD, các mặt hàng khai thác biển như cá ngừ, mực, bạch tuộc… khoảng 4 tỷ USD. Thủy sản nước ta hiện đã có mặt trên 170 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bước sang năm 2025, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng trưởng tốt hơn và có thể trở lại mốc 11 tỷ USD của năm 2022. Giám đốc truyền thông của VASEP Lê Hằng phân tích, về cơ hội, nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã ghi nhận sự phục hồi trong năm 2024 dù mức độ tăng trưởng có sự phân hóa rõ rệt giữa các quốc gia. Thị trường thủy sản toàn cầu sẽ tiếp tục duy trì nhu cầu cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 3 hiệp định. Những hiệp định thế hệ mới sẽ giúp giảm thuế xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam. Xu hướng chuyển dịch sang xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cũng là chiến lược quan trọng để mở rộng và giữ vững vị thế trên các thị trường.

105-x480.jpg
Ngành thủy sản cần có những động lực tăng trưởng mới để hướng tới những mục tiêu cao hơn. Nguồn: ITN

Ngoài ra, nếu Mỹ áp dụng chính sách thuế mới theo hướng tăng thuế với các sản phẩm thủy sản từ các quốc gia đối thủ như Trung Quốc thì điều này có thể tạo cơ hội cho thủy sản Việt Nam, nhất là khi chất lượng thủy sản Việt Nam được đánh giá cao và giá cả cạnh tranh hơn.

Đi cùng với thuận lợi là thách thức. Bà Lê Hằng cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn lợi thủy sản, nhất là thủy sản nuôi trồng. Cùng với đó là cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia sản xuất thủy sản lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Ecuador, các nước này đang nỗ lực gia tăng sản lượng và chất lượng thủy sản xuất khẩu. Các yếu tố như giá thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, và chi phí vận chuyển tăng cao cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thủy sản. Thẻ vàng IUU, các biện pháp bảo vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc các quy định khắt khe về chất lượng và môi trường có thể làm tăng chi phí, giảm nguồn cung, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta.

Từ bên ngoài, chiến tranh thương mại và các rào cản thị trường, chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể gây ra những xáo trộn lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đáng kể đến thương mại thủy sản của nước ta.

Tạo động lực cho nông, ngư dân

Dù tiếp tục phục hồi tích cực sau Covid-19, song để đạt được kim ngạch 14 - 16 tỷ USD vào năm 2030, mục tiêu trong Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thì xuất khẩu thủy sản phải giữ được nhịp độ tăng trưởng 10% - 15%/năm từ nay đến năm 2030.

Tuy vậy, Phó Tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cho biết, trong 5 - 6 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ “loanh quanh 8 - 10 tỷ USD”, tăng trưởng lúc 2%, lúc 6%, riêng năm 2022 tăng 23% và mang về 11 tỷ USD. Nhìn sang ngành rau quả những năm gần đây có sầu riêng giúp sức nên đã tăng trưởng vượt bậc, ông Nam cho rằng, ngành thủy sản cũng cần có động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều bất ổn và sự thay đổi nhanh trong kỷ nguyên số.

Để đạt kim ngạch 14 - 16 tỷ USD vào năm 2030, hướng tới phát triển bền vững, VASEP cho rằng cần có các hoạt động tạo động lực cho nông, ngư dân nuôi trồng và khai thác. Đây là vấn đề cốt lõi quan trọng, bởi nông, ngư dân là lực lượng cơ bản tham gia sản xuất, tạo ra tài sản, của cải của ngành hàng thủy sản. Theo đó, VASEP đề xuất lập chợ đấu giá để ngư dân bán được hàng với giá tốt nhất vào thời điểm đó, còn Nhà nước có thể truy xuất được dữ liệu. Tiếp đến là rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến vùng khai thác (bờ, lộng, khơi), đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài - đặc biệt là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng và các loài di cư, cho phù hợp.

VASEP cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chiến lược xây dựng mô hình các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về khai thác biển để hợp tác khai thác với các quốc gia có biển; không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo động lực mới cho ngư dân khai thác biển, cho nguồn nguyên liệu dồi dào bền vững hơn.

Cùng với đó, rà soát các quy định để người dân nuôi trồng thủy sản có thể thế chấp, vay vốn ngân hàng một cách bình thường; xem xét cấp giấy phép mặt nước cho người dân như dạng “sổ đỏ” để thế chấp vay vốn. Tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng, số lượng con giống. Các tỉnh cần ưu tiên sử dụng các quỹ đất, mặt nước cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả diện tích mới và diện tích hết hạn thuê, thay vì chỉ tập trung cho du lịch, phát triển đô thị.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu và triển khai gói tín dụng dành cho lâm, thủy sản như đã làm, đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số và có quy chế ràng buộc các chủ thể tham gia ngành thủy sản phải quan tâm và có giải pháp kiểm soát, hạn chế và trung hòa phát thải để ngành phát triển ổn định, bền vững.

Kinh tế

Vietcombank vững thế dẫn đầu, bứt phá với dấu ấn xanh
Doanh nghiệp

Vietcombank vững thế dẫn đầu, bứt phá với dấu ấn xanh

Kết thúc năm 2024, đối diện với nhiều thách thức của nền kinh tế vĩ mô và toàn ngành, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục tăng trưởng cao về quy mô, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh đúng định hướng, chất lượng được kiểm soát, hiệu quả gia tăng; tích cực đóng góp cho sự phục hồi, phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới
Thị trường

Hàng ngàn phần quà hấp dẫn dành tặng chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB đầu năm mới

Đồng hành với chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB trong các hoạt động chi tiêu mừng năm mới, kể từ đầu tháng 01.2025, SHB triển khai chương trình khuyến mại “Quẹt thẻ ngay - Quà liền tay” với hơn 20.000 phần quà E-voucher, hoàn tiền, ưu đãi, miễn phí hấp dẫn. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 700 triệu đồng.

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh tăng mạnh
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Theo khảo sát Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) vừa công bố, Chỉ số niềm tin kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua. Điều này cho thấy sự lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đối với triển vọng kinh tế Việt Nam, đồng thời minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của nước ta trước những biến động toàn cầu.

Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu là 1 trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024. Ảnh: PV
Doanh nghiệp

Phân bón Bình Điền tiếp tục đạt danh hiệu “Top 50 Doanh Nghiệp Xuất Sắc Nhất Việt Nam Năm 2024”

Ngày 8.1 vừa qua, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã vinh dự được công nhận là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024. Đây là một dấu mốc đáng ghi nhận không chỉ cho riêng Bình Điền mà còn cho toàn bộ ngành sản xuất phân bón tại Việt Nam. Sự kiện do Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietnamNet tổ chức, nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có doanh thu cao và duy trì hiệu quả kinh doanh bền vững trong giai đoạn vừa qua.

Agribank - TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
Doanh nghiệp

Agribank - TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Với vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống với quy mô và hiệu quả hoạt động tăng trưởng bền vững, Agribank tiếp tục khẳng định 8 năm liên tiếp là ngân hàng đứng thứ Nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam và nằm trong TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tại bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024.

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam: Quyết tâm triển khai thành công Dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào
Doanh nghiệp

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam: Quyết tâm triển khai thành công Dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào

Ngày 09.01, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã diễn ra Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng”.

Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas Life lọt Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024
Doanh nghiệp

Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas Life lọt Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024

Ngày 8.1, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas đã được vinh danh tại Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet thực hiện, khẳng định uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong ngành Tài chính – Bảo hiểm ở Việt Nam.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh chuyển đổi số

Trong bối cảnh nhiệm vụ chính trị, chuyên môn năm 2025 đặt ra hết sức nặng nề, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã xác định mục tiêu và phương châm hành động của năm là: “Tập trung nguồn lực, trí tuệ hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các đề án, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giao dịch”.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng hai con số

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng ngày 8.1, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết đã xây dựng kịch bản và quyết tâm tăng trưởng hai con số trong năm 2025, qua đó, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.