Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước vừa ban hành có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng để Kiểm toán nhà nước (KTNN) nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, phát triển bền vững.

Phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật mới hiện hành

- Thưa Tổng Kiểm toán Nhà nước, KTNN vừa ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) gồm 43 chuẩn mực. Với vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Hệ thống CMKTNN, ông có thể cho biết vì sao KTNN lại sửa đổi, ban hành Hệ thống chuẩn mực mới ở thời điểm này?

c1.jpg

- Hệ thống CMKTNN năm 2016 được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Luật KTNN, tiếp thu có chọn lọc các chuẩn mực thuộc Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISSAI) do INTOSAI - Tổ chức quốc tế của các cơ quan kiểm toán tối cao ban hành, phù hợp với pháp luật Việt Nam, cơ chế quản lý của Việt Nam, điều kiện và môi trường hoạt động kiểm toán của KTNN Việt Nam. Sau hơn 8 năm áp dụng vào thực tiễn, Hệ thống CMKTNN năm 2016 đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của KTNN.

Tuy nhiên, các cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng Hệ thống CMKTNN năm 2016 đều thay đổi, gồm Luật KTNN sửa đổi, bổ sung năm 2019, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán quốc tế do INTOSAI ban hành đã chuyển đổi thành Khung các tuyên bố chuyên môn của INTOSAI (IFPP), điều kiện và thực tiễn hoạt động kiểm toán của KTNN Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Đặc biệt, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 (Giai đoạn 2021-2030) ban hành kèm theo Nghị quyết số 999/2020/UBTVQH14 ngày 16.9.2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục hoàn thiện Hệ thống CMKTNN phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu kiểm toán trong môi trường kỹ thuật số.

Do đó, việc ban hành Hệ thống CMKTNN mới là hết sức cần thiết nhằm cập nhật các sửa đổi, bổ sung của Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế do INTOSAI xây dựng (ISSAI); bảo đảm phù hợp với pháp luật, cơ chế quản lý của Việt Nam, điều kiện và môi trường hoạt động của KTNN Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết gần 8 năm áp dụng Hệ thống CMKTNN năm 2016, KTNN đã tiến hành rà soát, sửa đổi cho phù hợp, bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động kiểm toán cũng như các quy định pháp luật mới hiện hành.

Hệ thống CMKTNN là các hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ bảo đảm tính chuyên nghiệp, khách quan cho kiểm toán viên nhà nước, cung cấp phương pháp tiếp cận, cách thức thu thập, đánh giá bằng chứng kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán.

Qua đó, đạt được mục tiêu cuộc kiểm toán đặt ra, bảo đảm để kết quả kiểm toán được đánh giá khách quan, trung thực đáp ứng niềm tin của người sử dụng báo cáo kiểm toán; góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch, kỷ luật và kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng và đơn vị được kiểm toán nhiều kiến nghị có giá thực tiễn; đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về thông tin phục vụ hoạt động giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

- Vậy Hệ thống CMKTNN vừa ban hành có điểm gì mới so với Hệ thống CMKTNN năm 2016 cũng như các Hệ thống CMKTNN trước đó, thưa ông?

- Với quan điểm sửa đổi, bổ sung Hệ thống CMKTNN để đáp ứng các yêu cầu đặt ra từ thực tiễn hoạt động kiểm toán của KTNN, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như các quy định pháp luật mới ban hành, Hệ thống 43 CMKTNN lần này có một số điểm mới nổi bật sau:

Thứ nhất, Hệ thống ISSAI có nhiều sự thay đổi cả về cấp độ, tên và số hiệu của các chuẩn mực, một số ISSAI được sửa đổi, bổ sung nhiều về nội dung và kết cấu như ISSAI 2315 (Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu) và ISSAI 2540 (Ước tính kế toán). Bên cạnh việc biên tập và nhấn mạnh các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp, Hệ thống ISSAI mới cũng đề cao về năng lực của kiểm toán viên và đã xây dựng bổ sung ISSAI 150 (Năng lực chuyên môn). Trên cơ sở những thay đổi của Hệ thống ISSAI, Hệ thống CMKTNN năm 2016 đã được cập nhật theo hướng sửa đổi, bổ sung, ghép, tách các CMKTNN và xây dựng mới một số CMKTNN cho phù hợp và thống nhất với Hệ thống ISSAI sửa đổi, bổ sung.

anh-trang-1782.jpg
Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước sẽ góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

Thứ hai, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung theo Luật KTNN, các quy định và pháp luật của Việt Nam, một số CMKTNN trong Hệ thống CMKTNN vừa ban hành được biên tập, cập nhật, bổ sung một số nội dung cụ thể hóa Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27.10.2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Thứ ba, để bảo đảm phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán và xu thể phát triển của công nghệ thông tin, một số CMKTNN đã được bổ sung và lồng ghép các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin như xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và lập kế hoạch kiểm toán…

Thứ tư, Hệ thống mới đã thay đổi cả về số lượng và kết cấu, nội dung của từng CMKTNN so với hệ thống năm 2016. Một số nội dung được nhấn mạnh như đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nhà nước để nâng cao hơn nữa tính độc lập, khách quan và chuyên nghiệp của kiểm toán viên nhà nước cũng như chất lượng và hiệu lực của hoạt động kiểm toán của KTNN.

Nâng cao vị thế, uy tín của KTNN

- Với những điểm mới quan trọng đó, ông kỳ vọng Hệ thống CMKTNN lần này có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kiểm toán cũng như sự phát triển của KTNN trong thời gian tới, thưa ông?

- Việc sửa đổi Hệ thống CMKTNN lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với vấn đề phát triển bền vững về tổ chức, hoạt động cũng như việc nâng cao vị thế, uy tín của KTNN trong thời gian tới.

Trước hết, Hệ thống CMKTNN sẽ là cơ sở vững chắc cho việc hoàn thiện quy trình kiểm toán của KTNN, các hướng dẫn kiểm toán cho các lĩnh vực, hoạt động của KTNN phát sinh trong thực tiễn.

Hệ thống CMKTNN giúp cho kiểm toán viên nhà nước tiếp cận hiệu quả hơn, phù hợp với với các vấn đề thực tiễn đặt ra; góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán; hướng tới đáp ứng yêu cầu về đổi mới công nghệ kiểm toán, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ 4.0 trong tổ chức hoạt động kiểm toán; tạo điều kiện cho kiểm toán viên nhà nước trong xu thế và tiến trình hội nhập quốc tế.

Hệ thống CMKTNN được sửa đổi là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng kiểm toán, góp phần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, tạo dựng lòng tin, độ tin cậy của lãnh đạo các cấp, các đơn vị và cộng đồng xã hội đối với hoạt động kiểm toán nhà nước.

Sau 4 năm thành lập, KTNN đã ban hành Hệ thống CMKTNN đầu tiên vào năm 1999 gồm 14 chuẩn mực. Từ đó đến nay, KTNN đã 3 lần sửa đổi, bổ sung, ban hành Hệ thống CMKTNN vào các năm: 2010, 2016 và 2024 với số lượng chuẩn mực được nâng lên tương ứng là 21, 39 và 43. Hệ thống CMKTNN mới nhất được ban hành vào ngày 15.11.2024 vẫn quy định cho cả 3 loại hình: Kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

- Theo ông, đâu là những điều kiện cần thiết để Hệ thống CMKTNN mới ban hành sớm đi vào thực tiễn?

- Việc sớm đưa Hệ thống CMKTNN mới ban hành vào thực tiễn hoạt động kiểm toán là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành trong thời gian tới. Để triển khai một cách toàn diện và hiệu quả, cần xây dựng một kế hoạch, lộ trình thực hiện áp dụng CMKTNN một cách cụ thể và khả thi.

Trước hết, cần nâng cao nhận thức của toàn ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc áp dụng và tuân thủ Hệ thống CMKTNN. Có như vậy, việc áp dụng Hệ thống CMKTNN vào thực tiễn mới thực chất và hiệu quả.

Các đơn vị trực thuộc KTNN phải xác định việc áp dụng Hệ thống CMKTNN là nhiệm vụ trọng tâm, cần ưu tiên thực hiện, trên cơ sở đó chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai áp dụng.

Để áp dụng Hệ thống CMKTNN vào thực tiễn một cách thống nhất và toàn diện thì cần phải đào tạo, tập huấn. Tuy nhiên, công tác đào tạo, tập huấn cần phải đổi mới về cả hình thức và phương pháp. Tập huấn chung toàn Ngành và đào tạo tại từng đơn vị trực thuộc; đào tạo lý thuyết đi đôi với thực hành và cầm tay chỉ việc. Cùng với đó phải đánh giá kết quả đào tạo, tập huấn định kỳ, đồng thời, kết hợp đánh giá cụ thể thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Ngoài ra, các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương và công chúng cũng cần được tăng cường nhận thức một cách rõ ràng hơn về địa vị pháp lý, vai trò và chức năng của KTNN trong kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, qua đó hỗ trợ giám sát, tăng cường chất lượng phối hợp để các CMKTNN mới ban hành thực sự đi vào cuộc sống, giúp KTNN tăng cường năng lực, phát huy tốt vai trò, vị thế, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia ngày càng minh bạch, lành mạnh và phát triển bền vững.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản
Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản

Từ ngày 1.1.2023 đến ngày 30.9.2024, công ty có 16.208 người tham gia bán hàng đa cấp ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty nhưng chưa được đào tạo cơ bản, trong đó có 1.647 người tham gia bán hàng đa cấp có hợp đồng vẫn còn hiệu lực tính đến ngày 30.9.2024.

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
Thị trường

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên

Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến quá cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?
Thị trường

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch cả năm tăng hơn 10% so với năm 2023, với giá trị giao dịch đạt trung bình 5.000 tỷ đồng/ngày. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi động và bảng xếp hạng thị phần môi giới hàng hoá năm nay tiếp tục là một cuộc cạnh tranh đầy “khốc liệt”.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hình thành vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển chuyên canh

Theo chuyên gia, nếu được đầu tư hợp lý, ngành nhuyễn thể và rong biển có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra. Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ quy hoạch và hình thành, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển tập trung theo hướng chuyên canh, bảo đảm chất lượng.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng
Thị trường

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Tết Nguyên Đán là thời khắc để các gia đình Việt sum họp và chia sẻ niềm vui xuân. Nhân dịp này, Bảo Việt Nhân thọ triển khai chương trình tri ân đặc biệt “Quà tết an khang, vui xuân như ý” với tổng giá trị quà tặng gần 7,5 tỷ đồng thay cho lời chúc năm mới an khang, như ý, thành công của Bảo Việt Nhân thọ dành cho các khách hàng trên toàn quốc.

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Thị trường

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Ngày 24.12, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) công bố ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay cho phép số hóa thẻ NAPAS trên ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking App) để khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần mang theo thẻ vật lý. Dịch vụ giúp gia tăng trải nghiệm thanh toán hiện đại, an toàn và tiện lợi cho khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển thanh toán di động trên thế giới.

Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút đăng ký sinh trắc học trước giờ ‘G’
Thị trường

Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút đăng ký sinh trắc học trước giờ ‘G’

Khách hàng của Techcombank, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức, đang được ngân hàng liên tục nhắc nhớ và hỗ trợ cập nhật giấy tờ tùy thân (GTTT) và hoàn tất đăng ký thông tin sinh trắc học để đảm bảo mọi giao dịch tài chính của khách hàng đều được thông suốt và liền mạch kể từ ngày 1.1.2025.

Mastercard vinh danh thẻ tín dụng quốc tế SHB với giải thưởng “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
Thị trường

Mastercard vinh danh thẻ tín dụng quốc tế SHB với giải thưởng “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”

Thẻ SHB Mastercard World ghi dấu mốc quan trọng trên hành trình thấu hiểu khách hàng cao cấp của SHB. Tấm thẻ mang đến khách hàng trải nghiệm sang trọng, độc quyền, đẳng cấp quốc tế, tiếp thêm động lực mạnh mẽ trên chặng đường đưa vị thế của người Việt ra toàn cầu.

TPBank ra mắt dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử kết nối hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP)
Thị trường

TPBank ra mắt dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử kết nối hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP)

Tiếp nối thành công từ tính năng bảo lãnh dự thầu online trên TPBank Biz ra mắt vào cuối năm 2023, TPBank không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ và có những bước tiến đầu tiên đánh dấu sự “chuyển mình” trong công cuộc số hóa quy trình đấu thầu qua mạng, bằng việc kết nối trực tiếp tới hệ thống mạng đấu thấu quốc gia (e-GP) để phát hành bảo lãnh dự thầu điện tử ký số 100% thay thế hoàn toàn bảo lãnh giấy.

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS
Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.