Định hướng tín dụng năm 2025 tăng 16%

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá.

Tín dụng năm 2024 tăng 15,08%

Tại họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 7.1, Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2024, điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn, thách thức khi kinh tế thế giới phục hồi chưa bền vững, rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu, lãi suất USD quốc tế giảm nhưng vẫn ở mặt bằng cao, tương quan kinh tế Mỹ với các nền kinh tế khiến đồng USD vẫn diễn biến phức tạp. Bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động trước diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để triển khai đồng bộ các giải pháp, qua đó đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trong năm 2024 đã bảo đảm điều hành chính sách tiền tệ hợp lý, linh hoạt, kiểm soát lạm phát ở mức 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra; góp phần vào tăng trưởng GDP cả năm là 7,09%. Trong điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, qua đó có điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay bình quân giảm 0,59% so với đầu năm 2024, riêng với các ngân hàng thương mại thì mức giảm lãi suất trung bình gần 1% so với năm 2023. “Vừa qua, có một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên để bảo đảm thanh khoản trong một thời gian nào đó, song hoàn toàn vẫn nằm trong tầm kiểm soát, quản lý của Ngân hàng Nhà nước”, Phó Thống đốc xác nhận.

1c.jpg
Toàn cảnh họp báo. Ảnh: NHNN

Trong điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổ chức tín dụng từ 31.12.2023, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động thực hiện 02 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng vào ngày 28.8 và 28.11 theo nguyên tắc cụ thể, bảo đảm công khai, minh bạch. Nhờ đó, không có ngân hàng thương mại nào thiếu room tín dụng cho vay, nguồn vốn cho thị trường, cho nhu cầu của nền kinh tế được đáp ứng kịp thời.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài; đồng thời, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ. Thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Tính đến cuối năm 2024, tỷ giá so với đồng USD tăng khoảng 5,03%. Đây là mức ổn định, hài hòa, rất tích cực, khiến doanh nghiệp và nhà đầu tư không phải lo lắng dẫn đến đầu cơ hay găm giữ ngoại tệ.

Với các giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31.12.2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08% so với cuối năm 2023, đạt mục tiêu định hướng đặt ra từ đầu năm (15%). Tín dụng tập trung vào các sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Tổng doanh số cho vay đạt 23 triệu tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 21 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cuối năm 2024 là 15,6 triệu tỷ đồng, tăng thêm khoảng 2 triệu tỷ đồng so với năm 2023, điều đó cho thấy tỷ trọng vốn tín dụng đưa vào nền kinh tế là rất cao.

Tập trung giữ ổn định tỷ giá và lãi suất

Nhìn nhận năm 2025 vẫn có nhiều khó khăn, thách thức trong quản lý, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, đặc biệt nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump triển khai mạnh mẽ các chính sách thuế sẽ dẫn đến áp lực rất lớn tới các dòng ngoại hối toàn cầu, các dòng đầu tư cũng có thể biến động rất lớn với các nước đang phát triển như Việt Nam, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Phạm Chí Quang cho biết, sẽ theo sát diễn biến điều hành vĩ mô ở Mỹ, diễn biến dòng tiền toàn cầu cũng như các nền kinh tế khác để tham mưu Chính phủ bảo đảm mục tiêu kép: vừa thúc đẩy GDP tăng trưởng hai con số vừa không lơ là trong kiểm soát lạm phát, bảo đảm mục tiêu đề ra. Muốn vậy, phải giữ ổn định tỷ giá, ổn định lãi suất. “Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, thách thức với Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới. Song với dư địa hiện có và sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan thì có thể kiểm soát được biến động trong thời gian tới”, ông Quang tin tưởng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 ngay từ đầu năm cho các tổ chức tín dụng và thông báo công khai nguyên tắc xác định để tổ chức tín dụng chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú phát biểu, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Ví dụ, trong tổng số tăng trưởng tín dụng đó, sẽ xác định xem tập trung cho lĩnh vực nào là động lực tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực nào là tín dụng xanh, nhất là tín dụng trung, dài hạn, để bảo đảm quản lý các ngân hàng thương mại không quá tăng trưởng nóng tín dụng, dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, gây mất an toàn. Mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, Phó Thống đốc nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, với cách xác định như vậy, để đạt tăng trưởng GDP năm nay là 8% hoặc cao hơn, có thể tháng 8 - 9, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng mở tiếp về tăng trưởng tín dụng nếu thấy cần thiết.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật hoạt động thanh toán, ngân hàng…

Thị trường

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại diễn đàn
Thị trường

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025 rất tích cực

Đây là nhận định của các diễn giả tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7.1; để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như con người, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Kinh tế

Cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định). Góp ý văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng.

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản
Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản

Từ ngày 1.1.2023 đến ngày 30.9.2024, công ty có 16.208 người tham gia bán hàng đa cấp ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty nhưng chưa được đào tạo cơ bản, trong đó có 1.647 người tham gia bán hàng đa cấp có hợp đồng vẫn còn hiệu lực tính đến ngày 30.9.2024.

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
Thị trường

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên

Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến quá cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?
Thị trường

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch cả năm tăng hơn 10% so với năm 2023, với giá trị giao dịch đạt trung bình 5.000 tỷ đồng/ngày. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi động và bảng xếp hạng thị phần môi giới hàng hoá năm nay tiếp tục là một cuộc cạnh tranh đầy “khốc liệt”.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán
Thị trường

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước vừa ban hành có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng để Kiểm toán nhà nước (KTNN) nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, phát triển bền vững.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hình thành vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển chuyên canh

Theo chuyên gia, nếu được đầu tư hợp lý, ngành nhuyễn thể và rong biển có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra. Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ quy hoạch và hình thành, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển tập trung theo hướng chuyên canh, bảo đảm chất lượng.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng
Thị trường

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Tết Nguyên Đán là thời khắc để các gia đình Việt sum họp và chia sẻ niềm vui xuân. Nhân dịp này, Bảo Việt Nhân thọ triển khai chương trình tri ân đặc biệt “Quà tết an khang, vui xuân như ý” với tổng giá trị quà tặng gần 7,5 tỷ đồng thay cho lời chúc năm mới an khang, như ý, thành công của Bảo Việt Nhân thọ dành cho các khách hàng trên toàn quốc.

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Thị trường

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Ngày 24.12, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) công bố ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay cho phép số hóa thẻ NAPAS trên ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking App) để khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần mang theo thẻ vật lý. Dịch vụ giúp gia tăng trải nghiệm thanh toán hiện đại, an toàn và tiện lợi cho khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển thanh toán di động trên thế giới.