- Hà Nội: “Đất vàng” do doanh nghiệp nhà nước quản lý biến thành nơi xây cao ốc của Trung Thuỷ Group
- Dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô của Trung Thuỷ Group xâm phạm hành lang bảo vệ cầu đường sắt
- Thâu tóm hàng loạt ‘đất vàng’ tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng Trung Thuỷ Group kinh doanh ảm đạm, tiền lãi 2 năm chưa được 1 tỷ đồng
- Đất công trong khu đô thị An Phú – An Khánh về tay Tập đoàn Trung Thuỷ như thế nào?
Liên tục đốt tiền vào các dự án khởi nghiệp
Vừa qua, thông tin về việc Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DreamPlex đang nợ 11 tháng bảo hiểm xã hội (BHXH), với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng khiến giới kinh doanh chú ý. Bởi lẽ, DreamPlex gắn liền với tên tuổi của ông Nguyễn Trung Tín, “thiếu gia” nhà Trung Thuỷ Group.
Năm 2015, DreamPlex ra đời với sự quảng bá rầm rộ sẽ trở thành một doanh nghiệp phát triển mô hình co-working để đón đầu xu hướng bùng nổ đối với hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sau gần chục năm hoạt động những gì DreamPlex do ông Nguyễn Trung Tín thể hiện thực tế cách xa rất nhiều so với kỳ vọng. Cụ thể, doanh thu của Dreamplex chỉ ở con số vài chục tỷ đồng nhưng có năm đã báo lỗ tới hàng chục tỷ đồng.
Cũng từ “con đẻ” Dreamplex đã nhắc cho nhiều người nhớ ra “thiếu gia” nhà Trung Thuỷ Group đã từng cho ra đời rất nhiều ý tưởng nhưng để thực sự gây ấn tượng mạnh thì chưa nhiều.
Cụ thể, ông Nguyễn Trung Tín đã tham gia sáng lập 4 startup là DreamPlex – hoạt động trong mảng co-working space như WeWork; Fresh House – agency chuyên cung cấp dịch vụ marketing, xây dựng thương hiệu và truyền thông cho mảng bất động sản; Zone Starups – vườn ươm khởi nghiệp và mới nhất là Sipher – game blockchain.
Đáng chú ý, sau khi đốt rất nhiều tiền vào các ý tưởng của mình mà không cần kêu gọi bất cứ nguồn vốn từ bên ngoài, đến cú “khởi nghiệp” mới nhất là Sipher – game blockchain, ông Nguyễn Trung Tín dường như đã có dấu hiệu “hụt hơi” về tài chính.
Tại dự án Sipher – game blockchain, ông Nguyễn Trung Tín đã phải gọi vốn 6,8 triệu USD từ 3 quỹ đầu tư chính là Arrington Capital, Hashed và Konvoy Ventures.
Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả những doanh nghiệp do ông Nguyễn Trung Tín đóng vai trò khởi tạo hoặc đồng khởi tạo vẫn chưa thể hiện được bản sắc nhiều trên thị trường và cần rất nhiều cố gắng để tạo nên sự bứt phá khác biệt.
Giai đoạn ông Nguyễn Trung Tín làm Tổng Giám đốc, Trung Thuỷ Group kinh doanh “èo uột”
Thực tế dù “vẽ vời” ra nhiều ý tưởng, thành lập lắm công ty ở đủ các mảng miếng, lĩnh vực nhưng trọng trách chính mà ông Nguyễn Trung Tín phải gánh vác lại chính là công ty gia đình được biết đến với cái tên Trung Thuỷ Group. Kể từ năm 2015, ông Nguyễn Trung Tín điều hành Trung Thuỷ Group với vai trò Tổng Giám đốc.
Dữ liệu tài chính thể hiện, trong giai đoạn 2016-2022, Trung Thuỷ Group có kết quả kinh doanh không nổi bật, thậm chí có những thời điểm cực kỳ bết bát khi lợi nhuận cả năm chỉ tương đương với một shop bán hàng online đắt khách.
Cụ thể, năm 2016, năm đầu tiên sau khi ông Nguyễn Trung Tín tiếp quản vị trí CEO của doanh nghiệp nghìn tỷ, Trung Thuỷ Group có doanh thu thuần đạt hơn 116 tỷ đồng, lợi nhuận thuần chỉ vỏn vẹn hơn 300 triệu đồng.
Sang năm 2017, doanh thu thậm chí còn tụt xuống mức dưới 100 tỷ đồng, lợi nhuận thuần tiếp tục duy trì mức chưa đến 1 tỷ đồng. Đà suy giảm doanh thu tiếp tục duy trì sang năm 2018, khi xuống mức hơn 59 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm này, lợi nhuận đã được cải thiện lên mức 5 tỷ đồng.
Giai đoạn từ năm 2019 đến 2022 chứng doanh thu cải thiện khi tăng lên mức hơn 130 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tiếp tục thu hẹp 0,5 tỷ đồng vào năm 2020. Thậm chí vào năm 2021, lợi nhuận của Trung Thuỷ Group tiếp tục rơi đáy còn 0,3 tỷ đồng. Phải đến năm 2022, mức lợi nhuận mới vọt lên 18 tỷ đồng.