Thâu tóm hàng loạt ‘đất vàng’ tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng Trung Thuỷ Group kinh doanh ảm đạm, tiền lãi 2 năm chưa được 1 tỷ đồng

- Thứ Năm, 14/12/2023, 15:08 - Chia sẻ

Những năm gần đây, khoản tiền lãi mà Trung Thuỷ Group mang về là vô cùng khiêm tốn. Đỉnh điểm vào năm 2020 và 2021, lợi nhuận sau thuế của hai năm này cộng vào chưa được 1 tỷ đồng

Liên doanh lập Công ty, nhiều khu “đất vàng” về tay

Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Thủy (Trung Thủy Group) do doanh nhân Dương Thanh Thủy thành lập vào năm 1994 với kinh doanh ban đầu là cửa hàng mỹ nghệ cao cấp Đông Phương (số 5 Lê Văn Hưu, phường Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh).

Bước phát triển đáng kể của Trung Thuỷ là khi Thương hiệu Miss Aodai xuất hiện trên thị trường Việt Nam và nhanh chóng trở thành thương hiệu uy tín đối với du khách quốc tế, đặc biệt là du khách Nhật.

Thâu tóm hàng loạt ‘đất vàng’ tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng Trung Thuỷ Group kinh doanh ảm đạm, tiền lãi 2 năm chưa được 1 tỷ đồng  -0
Một số thương hiệu trong hệ sinh thái của Trung Thuỷ Group.

Cùng với xu hướng chung của các doanh nhân khác, sau khi đã “dắt lưng” được một lượng vốn nhất định, Tập đoàn Trung Thủy lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. 

Tại TP. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp của bà Dương Thanh Thủy nhanh chóng sở hữu hàng nghìn héc ta đất vàng” thông qua việc “bơm tiền” vào các công ty con thực hiện phương thức liên doanh, liên kết với các đơn vị như Sagri, Sabetran để thực hiện dự án.

Điển hình như năm 2016, Sagri ký hợp đồng hợp tác với Tập đoàn Trung Thủy xây dựng dự án cao ốc văn phòng 195 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, thời hạn hợp tác là 20 năm. Sau đó, Trung Thủy tiếp tục là cái tên bị chú ý khi ông Lê Tấn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Sargi bị cơ quan điều tra bắt giam vì những sự hợp tác liên quan giữa Trung Thủy và Sagri.

Thâu tóm hàng loạt ‘đất vàng’ tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng Trung Thuỷ Group kinh doanh ảm đạm, tiền lãi 2 năm chưa được 1 tỷ đồng  -0
Dự án cao ốc văn phòng 195 Điện Biên Phủ ra đời bởi sự hợp tác của Trung Thuỷ Group và Sargi.

Bên cạnh đó, phải kể đến hai lô đất vàng 428 – 430 Nguyễn Tất Thành có nguồn gốc đất Nhà nước, vốn thuộc hai dự án khác nhau. Thế nhưng, cả hai lô đất này đã về tay Tập đoàn Trung Thủy. Mặc dù là hai dự án khác nhau, doanh nghiệp của bà Dương Thanh Thủy gộp khối thành một với cái tên Lancaster Lincoln.

Không chỉ hoạt động ở phía nam, tại địa bàn Hà Nội, Tập đoàn Trung Thủy cũng đã kịp thâu tóm nhiều lô đất vàng”.

Cụ thể, Lô đất 1152 - 1154 đường Láng trước đây là trụ sở của Công ty Giống cây trồng (nay là Công ty Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội) và Công ty Giống gia súc Hà Nội.

Năm 2006, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội (Handico 6) đã ký biên bản thỏa thuận với các bên liên quan làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 6.046,4 m2 đất này và chuyển mục đích sử dụng để xây dựng tổ hợp văn phòng cao tầng.

Thâu tóm hàng loạt ‘đất vàng’ tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng Trung Thuỷ Group kinh doanh ảm đạm, tiền lãi 2 năm chưa được 1 tỷ đồng  -0
Hình ảnh quảng cáo về dự án Landcaster Luminaire của Tập đoàn Trung Thuỷ.

Sau nhiều năm “phủ mền, đắp chiếu”, đầu năm 2019 dự án này rục rịch triển khai với bảng dự án mang thương hiệu Lancaster. Trên tấm biển dự án thể hiện rõ, Tập đoàn Trung Thủy là đơn vị phát triển dự án. Hiện tại, tại khu đất này đã xuất hiện dày dặc các tin quảng cáo về dự án Landcaster Luminaire.

Tương tự, ở dự án The Lancaster Hà Nội (số 20 Núi Trúc). Khu đất này xuất phát điểm là lô đất do Viện Nghiên cứu da giầy (thuộc Bộ Công Thương) quản lý.

Bằng hình thức liên doanh, Trung Thủy Group và Viện Nghiên cứu da giầy đã thành lập Công ty TNHH Minh Khang vào năm 2008, với mục đích thực hiện dự án trên lô đất vàng 20 Núi Trúc. Công ty này có vốn điều lệ 129,981 tỷ đồng do bà Dương Thanh Thủy làm đại diện pháp luật.

Theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, Viện Nghiên cứu da giày góp vốn bằng đất tương ứng với 48,093 tỷ đồng (37% vốn điều lệ), còn Tập đoàn Trung Thủy góp 81,888 tỷ đồng (63% vốn điêu lệ) bằng tiền mặt.

Tháng 10.2009, dự án The Lancaster Hà Nội chính thức được khởi công và hoàn thành vào cuối năm 2013. Công ty TNHH Minh Khang hiện nay do Tập đoàn Trung Thủy nắm 75% tỷ lệ sở hữu.

Công ty gia đình, lợi nhuận “èo uột”

Theo cơ cấu sở hữu hiện tại, Trung Thuỷ Group thuộc sở hữu của của ba cổ đông đều trong gia đình là bà Dương Thanh Thuỷ (sở hữu 80%), ông Nguyễn Văn Trung (chồng bà Thuỷ, sở hữu 10%) và Nguyễn Trung Tín (con trai bà Thuỷ, sở hữu 10%). Vốn điều lệ của doanh nghiệp đang ở mức 800 tỷ đồng.

Thâu tóm hàng loạt ‘đất vàng’ tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng Trung Thuỷ Group kinh doanh ảm đạm, tiền lãi 2 năm chưa được 1 tỷ đồng  -0
Trung Thuỷ Group hiện tại có cơ cấu sở hữu thuộc về các thành viên trong gia đình của bà Dương Thanh Thuỷ (thứ hai, từ trái sang).

Mặc dù được biết đến là “ông lớn” bất động sản nhưng trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của Trung Thuỷ Group không có gì làm nổi bật nếu không muốn nói là ảm đạm, kém sắc.

Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm gần đây, doanh thu thuần của Trung Thuỷ Group liên tục trồi sụt thất thường. Năm 2018, doanh nghiệp chỉ thu vỏn vẹn 59 tỷ đồng, sau đó tăng lên mức 132 tỷ đồng vào năm 2020 rồi lại rơi về 119 tỷ đồng khi kết thúc năm 2022. Từ giai đoạn 2018 đến 2021, chi phí tài chính của doanh nghiệp liên tục tăng mạnh và bắt đầu giảm vào năm 2022.

Thâu tóm hàng loạt ‘đất vàng’ tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng Trung Thuỷ Group kinh doanh ảm đạm, tiền lãi 2 năm chưa được 1 tỷ đồng  -0

Cũng trong giai đoạn nêu trên, khoản tiền lãi mà Trung Thuỷ Group mang về là vô cùng khiêm tốn. Đỉnh điểm vào năm 2020 và năm 2021, lợi nhuận sau thuế của hai năm này cộng vào chưa được 1 tỷ đồng, mức lãi này nếu làm phép so sánh có lẽ chỉ tương đương với shop bán đồ online. Cũng dễ hiểu vì đây là hai năm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đối với khu vực phía nam.

Tuy nhiên, ở năm kinh tế đang đỉnh cao như năm 2018, doanh nghiệp này cũng chỉ báo lãi gần 5 tỷ đồng, không thấm vào đâu nếu so sánh với khối tài sản hàng nghìn tỷ mà Trung Thuỷ Group sở hữu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cho thấy những khó khăn nhất định về dòng tiền của Trung Thuỷ Group khi dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2020-2022 liên tục âm.

Tú Anh
#