Xây dựng kế hoạch đào tạo bám sát nhu cầu thực tiễn của Kiểm toán Nhà nước

Năm 2024, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trường) đã có sự đổi mới, tạo tính chủ động; đội ngũ giảng viên luôn được quan tâm, xây dựng và kiện toàn; công chức, kiểm toán viên sau khi được bồi dưỡng đã vận dụng tốt kiến thức vào công việc...

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn gửi lời chúc mừng và tri ân các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động và các giảng viên kiêm chức là chuyên gia trong và ngoài ngành của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20.11. Ảnh: Nguyễn Ly
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn gửi lời chúc mừng và tri ân các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động và các giảng viên kiêm chức là chuyên gia trong và ngoài ngành của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20.11. Ảnh: Nguyễn Ly

Chiều 19.11, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổ chức buổi gặp mặt nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn tham dự, gửi lời chúc mừng và tri ân các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Trường và các giảng viên kiêm chức là chuyên gia trong và ngoài ngành.

Cùng tham dự buổi gặp mặt có nguyên Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên, Vũ Văn Họa; các đồng chí nguyên lãnh đạo Trường; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (KTNN); giảng viên kiêm chức; các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.

Quang cảnh buổi gặp mặt Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Ly
Quang cảnh buổi gặp mặt Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Ly

Thông tin về kết quả hoạt động của Trường thời gian qua, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trần Kim Lộc cho biết: Năm 2024, công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần vào thành công chung của KTNN.

Cụ thể, tính đến tháng 11.2024, Trường đã tổ chức 71/82 lớp với hình thức đa dạng, kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Số giảng viên trong ngành tham gia các lớp bồi dưỡng năm 2024 là 127 lượt giảng viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được đổi mới theo hướng tăng cường áp dụng phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết các tình huống thực tiễn; chú trọng đưa các tình huống thực tiễn vào trong tài liệu bồi dưỡng; khuyến khích học viên tích cực tham gia các hoạt động giảng dạy của giảng viên…

Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trần Kim Lộc thông tin về hoạt động của Trường. Ảnh: Nguyễn Ly
Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trần Kim Lộc thông tin về hoạt động của Trường. Ảnh: Nguyễn Ly

Nhằm phục vụ công tác đánh giá, cập nhật kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của KTNN, Trường đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát, bổ sung danh mục văn bản tài liệu và ngân hàng câu hỏi phục vụ đánh giá. Số lượng câu hỏi sau rà soát tăng 404 câu lên 2.479 câu, tăng 19,5% so với năm 2023.

Ngoài ra, để liên tục cập nhật và đổi mới nội dung đào tạo, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng kiến thức mới cho đội ngũ kiểm toán viên, trong năm 2024, Trường đã triển khai rà soát 11 tài liệu bồi dưỡng và biên soạn thêm các chương trình mới như: kiểm toán dự án đầu tư theo mô hình BIM, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong hoạt động kiểm toán, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số.

Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Ly
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Ly

Trong công tác nghiên cứu khoa học, năm 2024, Trường được giao tổ chức quản lý 26 đề tài cấp Bộ và 13 đề tài cấp Cơ sở. Trường đã huy động hơn 200 lượt cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học. Đối với công tác nghiệm thu, có 145 lượt người trong và ngoài ngành tham gia công tác nghiệm thu. Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng khoa học còn tham gia các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, xét duyệt đề cương, thuyết minh, góp ý các quy chế, kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm...

Với truyền thống nỗ lực, khắc phục khó khăn để vươn lên và những thành tích đã đạt được, Trường tin tưởng rằng sẽ thực hiện tốt những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển KTNN - Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trần Kim Lộc nhấn mạnh.

PGS, TS Nguyễn Đình Hựu - nguyên Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán ôn lại kỷ niệm. Ảnh: Nguyễn Ly
PGS, TS Nguyễn Đình Hựu - nguyên Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán ôn lại kỷ niệm. Ảnh: Nguyễn Ly

Tại buổi gặp mặt, đội ngũ giảng viên và các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Trường đã ôn lại kỷ niệm và bày tỏ xúc động khi nhận được sự quan tâm của lãnh đạo KTNN, đồng thời gửi gắm nhiều tâm tư, nguyện vọng đối với công tác đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Đỗ Văn Tạo kỳ vọng về đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn. Ảnh: Nguyễn Ly
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Đỗ Văn Tạo kỳ vọng về đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn. Ảnh: Nguyễn Ly

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Đỗ Văn Tạo cho rằng, để có đội ngũ kiểm toán viên giỏi, các giảng viên của KTNN phải là những người có năng lực chuyên môn, trải qua quá trình công tác thực tế lâu dài, đúc rút được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp với các tài liệu giảng dạy của Trường. Đội ngũ giảng viên kiêm chức với tinh thần trách nhiệm cao đối với ngành, mang tâm huyết và kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt cho các kiểm toán viên. Về phía Trường, cần đổi mới công tác đào tạo và đánh giá kết quả học tập của kiểm toán viên để đảm bảo các khóa đào tạo thực sự chất lượng, hiệu quả.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đặng Văn Hải đề xuất tăng cường các chương trình đào tạo liên quan đến pháp luật. Ảnh: Nguyễn Ly
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đặng Văn Hải đề xuất tăng cường các chương trình đào tạo liên quan đến pháp luật. Ảnh: Nguyễn Ly

Đại diện cho đội ngũ giảng viên kiêm chức, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đặng Văn Hải đề nghị Trường nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo KTNN tăng cường các chương trình đào tạo liên quan đến pháp luật, cập nhật các thông tin, văn bản pháp luật mới. Các kết luận, kiến nghị của KTNN dựa trên việc đối chiếu với các quy định pháp luật, vì vậy, kiểm toán viên phải nắm chắc và tinh thông pháp luật, được cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật mới và áp dụng đúng các quy định vào quá trình kiểm toán, TS. Đặng Văn Hải khuyến nghị.

Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II Lê Đình Thăng gợi ý về nghiên cứu khoa học. Ảnh: Nguyễn Ly
Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II Lê Đình Thăng gợi ý về nghiên cứu khoa học. Ảnh: Nguyễn Ly

Ghi nhận, biểu dương và gửi lời tri ân tới các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Trường và các giảng viên nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đánh giá cao những thành quả của Trường đạt được trong thời gian qua, cũng như sự phối hợp và tâm huyết của đội ngũ giảng viên kiêm chức là các chuyên gia, kiểm toán viên giàu kinh nghiệm trong ngành.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Ly
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Ly

Trong bối cảnh mới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, yêu cầu của Đảng, Nhà nước đặt ra ngày càng cao, KTNN phải nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán, phát huy vai trò quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học được xác định là trọng tâm của ngành.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, thời gian tới, Trường tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo bám sát nhu cầu của ngành, trong đó, lưu ý đến việc cập nhật kiến thức mới; nâng cao đạo đức công vụ; bổ sung kiến thức pháp luật; đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ. Công nghệ hiện đại thay đổi từng ngày, kéo theo phương pháp kiểm toán cũng thay đổi, đặc biệt là kiểm toán dựa trên phân tích dữ liệu. Kiểm toán viên cần được đào tạo thêm về công nghệ thông tin, các kỹ năng mềm, giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ… để tiếp cận các phương pháp kiểm toán hiện đại trên thế giới.

Năm 2024, Trường đã chủ trì, tổ chức thành công 2 Hội thảo: “Kiểm toán nhà nước - 30 năm xây dựng và phát triển” và “Đẩy mạnh cơ cấu lại tài chính công và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”; tham gia tổ chức Hội thảo quốc tế “Vai trò của các Cơ quan kiểm toán tối cao trong phòng, chống tham nhũng, góp phần tăng cường tính minh bạch, liêm chính công và quản trị tốt”; phối hợp với KTNN chuyên ngành VII tổ chức Tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng”...

Thay mặt toàn thể công chức, viên chức, người lao động và đội ngũ giảng viên của Trường, Giám đốc Trần Kim Lộc gửi lời cảm ơn và tiếp thu toàn bộ chỉ đạo, định hướng, góp ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước và đại diện các đơn vị. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trường mong tiếp tục nhận được sự quan tâm. chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo KTNN, sự phối hợp, giúp đỡ của các đơn vị trong ngành, cùng sự hợp tác của các giảng viên kiêm chức để đồng hành, xây dựng Trường phát triển xứng đáng với sự tin cậy của Ban cán sự đảng, lãnh đạo KTNN.

Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.