Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học: Có giám sát được hoạt động của các trường?

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học đặt lợi ích người học là trọng tâm, toàn xã hội có thể giám sát, đánh giá; cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên có liên quan.

Ngày 1.8, Bộ GD-ĐT tổ chức Toạ đàm góp ý dự thảo Thông tư quy định chuẩn cơ sở giáo dục đại học.

Theo Bộ GD-ĐT mục đích của chuẩn cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là quy định các yêu cầu tối thiểu về điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) làm cơ sở để: Thẩm định và giám sát điều kiện hoạt động đào tạo của các CSGDĐH theo quy định của pháp luật; Công khai, minh bạch thông tin về năng lực, kết quả hoạt động của các CSGDĐH; Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới CSGDĐH.

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học -0
Toạ đàm góp ý dự thảo Thông tư quy định chuẩn cơ sở giáo dục đại học

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, từ trước tới nay, quy hoạch cơ sở giáo dục đại học theo quy mô, vùng, địa phương. Quy hoạch ở đây, không chỉ về đất đai, về cơ sở vật chất để hướng đến phát triển nguồn lực con người. Do vậy, quy hoạch phải có chuẩn.

Việc thành lập cơ sở giáo dục đại học do Thủ tướng quyết định nhưng điều kiện để được cấp phép hoạt động là do Bộ GD-ĐT nhằm để đảm bảo trong quá trình hoạt động, các cơ sở giáo dục phải đạt ngưỡng tối thiểu của hoạt động chung, đảm bảo về quy mô phát triển.

Sau một thời gian quy mô đại học tăng lên thì điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động sẽ khác ban đầu. Người học, cơ quan quản lý cần có các thông tin, cơ sở để đánh giá một cơ sở GDĐH.

Thứ trưởng Sơn cho rằng, khi thực hiện tự chủ đại học, Bộ GD-ĐT không can thiệp nhiều vào các hoạt động của các trường. Tuy nhiên, Luật Giáo dục mới có quy định là chuẩn cơ sở giáo dục đại học và chuẩn chương trình đào tạo. Đối với chuẩn cơ sở GDĐH thì các cơ sở phải đáp ứng được yêu cầu nhưng khi hoạt động thì phải đoạt chuẩn chương trình đào tạo. 

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học -0
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn

Thứ trưởng Sơn cho biết, chuẩn cơ sở giáo dục đại học và chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục khác nhau. Chuẩn CSGDĐH nhằm đảm bảo tính thống nhất của quốc gia trong việc tuân thủ quy định các yêu cầu tối thiểu về điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học làm cơ sở để thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thẩm định và giám sát điều kiện hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, chuẩn kiểm định là để các cơ sở giáo dục đại học tự đánh giá và cải tiến chất lượng, mục tiêu đã công bố để các tổ chức kiểm định đánh giá, xem xét công nhận chất lượng của cơ sở giáo dục đại học theo chu kỳ khoảng 5 năm một lần.

"Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học đặt lợi ích người học là trọng tâm, toàn xã hội có thể giám sát, đánh giá; CSGDĐH thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên có liên quan" - thứ trưởng Sơn nhấn mạnh. 

Nhiều băn khoăn khi áp dụng tiêu chuẩn 

Thông tư chuẩn cơ sở giáo dục đại học gồm 6 tiêu chuẩn, 24 tiêu chí gồm: 1.Tiêu chuẩn về Tổ chức và quản trị; 2. giảng viên, 3. Điều kiện học tập; 4. Tài chính; 5. Tuyển sinh và đào tạo; 6. Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.

Tại toạ đàm, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo Thông tư về chuẩn cơ sở đại học rất quan trọng đối với các trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn nhất là tiêu chí về cơ sở vật chất, tỉ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ và nghiên cứu đổi mới sáng tạo vì thấy khó khả thi, cần điều chỉnh.

Cụ thể, theo dự thảo tiêu chuẩn yêu cầu tỉ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động, tính trên số giảng viên toàn thời gian, không thấp hơn 80%. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tính trên số giảng viên toàn thời gian phải đạt trên 20% và từ năm 2030 đạt trên 30% đối với cơ sở đào tạo không đào tạo tiến sĩ; trên 10% đối với các trường chuyên ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ; Đạt trên 40% và từ năm 2030 đạt trên 50% đối với cơ sở đào tạo có đào tạo tiến sĩ; trên 20% đối với các trường chuyên ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ. Tỉ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy đạt trên 70%.

Đặc biệt, đối với điều kiện học tập, theo dự thảo diện tích đất trên một người học chính quy, quy chuẩn theo trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo và vị trí khuôn viên, từ năm 2030 không nhỏ hơn 25 mét vuông tính theo mỗi địa phương mà cơ sở đào tạo có trụ sở, phân hiệu.

Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu trên một người học chính quy, quy chuẩn theo trình độ và lĩnh vực đào tạo, không nhỏ hơn 5 mét vuông tính theo mỗi địa phương mà cơ sở đào tạo có trụ sở, phân hiệu.

Dự thảo cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo có năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, thể hiện qua nguồn thu khoa học - công nghệ và khả năng công bố khoa học.

Theo đó, tỉ trọng thu từ hoạt động khoa học - công nghệ trên tổng thu của cơ sở đào tạo, tính trung bình trong 3 năm gần nhất đạt tối thiểu 5% và đối với cơ sở đào tạo có đào tạo tiến sĩ phải đạt tối thiểu 10%.  Số lượng công bố khoa học quy chuẩn theo lĩnh vực đào tạo hàng năm tính trung bình trên một giảng viên toàn thời gian đạt tối thiểu 0,3 bài, đối với cơ sở đào tạo có đào tạo tiến sĩ không phải trường chuyên ngành đặc thù chỉ tính các bài có trong danh mục Web of Science (WoS) hoặc Scopus.

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học -0
GS.TS Đào Văn Đông, trường ĐH Hoà Bình

GS.TS Đào Văn Đông, trường ĐH Hoà Bình nhận định, nội hàm thông tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với hệ thống giáo dục đại học trong tương lai gần. Mục tiêu quan trọng nhất là giúp cho chúng ta quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên, theo GS Đông, nếu chiếu theo chuẩn của dự thảo mà Bộ đưa ra theo kết quả đã khảo sát thì hệ thống đại học đang lãng phí về tài nguyên, mất cân đối giữa Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh với các địa phương cả nước.  Xu hướng chung là sinh viên tập trung ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, trong khi đó quỹ đất ở 2 thành phố này không nở được nữa nên cần phải làm rõ thêm về vấn đề này.

TS Nguyễn Văn Đức, Phó hiệu trưởng trường ĐH Dệt May Hà Nội băn khoăn, việc di dời các trường đại học đã có chủ trương từ lâu nhưng theo tiêu chuẩn dự thảo là giữ trường đại học lại nội thành, vấn đề này cần phải làm rõ. Bên cạnh đó, chưa có sự phân biệt giữa giảng viên tỉ lệ trường nội thành và trường ngoại thành. 

Về tiêu chí “số lượng công bố khoa học quy chuẩn theo lĩnh vực đào tạo hàng năm tính trung bình trên một giảng viên toàn thời gian đạt tối thiểu 0,3 bài, đối với cơ sở đào tạo có đào tạo tiến sĩ không phải trường chuyên ngành đặc thù chỉ tính các bài có trong danh mục Web of Science (WoS) hoặc Scopus”, TS Nguyễn Văn Đức lo lắng nhiều trường khó đạt được. Không thể cứ nói phấn đấu đạt được, vậy trong vài năm tới chưa đạt chuẩn thì xử lý thế nào?

PGS.TS Trương Đại Lượng, Trưởng phòng đào tạo, quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, với quy định về tiêu chuẩn diện tích đất và diện tích sàn xây dựng trên thấy khó có khả năng thực hiện được bởi cách đây 20 năm Bộ VHTT-DL đã tính toán diện tích cho trường nhưng không khả thi. Dự kiến đến năm 2030 lại càng khó hơn. Do đó, cần tính đến yếu tố đặc thù, với diện tích như hiện nay nhà trường không tăng chỉ tiêu tuyển sinh thì mới đáp ứng được theo chuẩn. 

Chuẩn trường đào tạo tiến sĩ cao hơn trường không đào tạo tiến sĩ

TS Lê Đông Phương thành viên ban soạn thảo cho biết,giáo dục đại học Việt Nam

Chuẩn cơ sở giáo dục đại học áp dụng từ năm 2025

Bộ GD-ĐT dự kiến công bố kết quả thực hiện chuẩn cơ sở GDĐH của các cơ sở đào tạo trước ngày 30.6 hàng năm, bắt đầu từ năm 2025.

Thực hiện các biện pháp cần thiết để thường xuyên giám sát, cải tiến chất lượng và hiệu quả hoạt động GDĐH, đảm bảo đạt được tất cả tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn cơ sở GDĐH từ năm 2025.

đang đại chúng hoá, nên chúng ta không thể nào không áp dụng tiêu chuẩn diện tích đất và diện tích sàn vào các trường đại học. Ở nước ngoài, diện tích đất rất lớn nên chúng ta cần phải có quy định chuẩn cho các trường đại học. Khi có tiêu chuẩn này đưa vào quy hoạch, các đơn vị, địa phương sẽ có chiến lược, quy hoạch đối với các cơ sở đại học nhất là ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, thành viên Ban soạn thảo cho biết, chuẩn được xây dựng đảm bảo tính thống nhất của hệ thống GDĐH; đảm bảo đa dạng của từng loại CSGDĐH. Các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số được xem xét quy định theo hướng áp dụng cho tất cả các CSGDĐH hoặc chỉ áp dụng theo đặc thù của từng loại CSGDĐH.

Ngưỡng chuẩn đưa ra đối với từng chuyên ngành đặc thù. Trường chuyên ngành đặc thù là những trường ĐH, HV đào tạo chuyên sâu các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, nhóm ngành thể dục, thể thao tương ứng với quy mô đào tạo các ngành này chiếm hơn 80% tổng quy mô của cả CSĐT.

Theo bà Thủy, đối với trường có đào tạo tiến sĩ và không đào tạo tiến sĩ có ngưỡng chuẩn khác nhau. Trường có đào tạo tiến sĩ phải có ngưỡng chuẩn cao hơn các trường không có đào tạo tiến sĩ đối với các tiêu chí về trình độ giảng viên. 

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học -0
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học

Kết luận tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Các trường cần có cái nhìn rộng hơn cho cả hệ thống, vì mục tiêu phát triển lâu dài cho cả hệ thống đại học, để quy hoạch mạng lưới bài bản, hiệu quả. Việc phấn đấu mở rộng diện tích xây dựng, có khu vui chơi cho sinh viên, tăng nghiên cứu khoa học... đưa ra là cần thiết để thực hiện tốt quy hoạch đại học, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo. Đừng vì những khó khăn trước mắt mà không đặt mục tiêu phấn đấu.

"Chuẩn cơ sở GDĐH là vấn đề khó, đặt ra yêu cầu về đổi mới quản lý GDĐH. Chuẩn cần quy định những yếu tố trọng yếu của cơ sở GDĐH, khi đưa vào thực hiện phải bảo đảm khả thi, dễ thực hiện, dễ giám sát. Bộ GD-ĐT mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các trường đại học, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà giáo dục" - thứ trưởng Hoàng Minh Sơn bày tỏ. 

Lợi ích của Chuẩn cơ sở Giáo dục đại học (CSGDĐH): 

CSGDĐH: Xây dựng chiến lược, kế hoạch để duy trì, cải tiến các chỉ số hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn lực từ các bên liên quan và đảm bảo sự phát triển bền vững cho CSGDĐH.

Người học: Có khả năng xác định, lựa chọn các CSGDĐH tốt, phù hợp hơn với các CTĐT có thể chuẩn bị tốt nhất cho họ để tham gia thị trường lao động.

 Doanh nghiệp: Có thông tin về các cơ sở GDĐH mà họ cần quan tâm để giúp tăng cường hợp tác và tìm kiếm đối tác, thực hiện tuyển dụng.

 Nhà nghiên cứu: Có công cụ phương pháp luận giúp thực hiện các nghiên cứu, so sánh quốc tế và đối sánh,... về các vấn đề của GDĐH

 Nhà hoạch định chính sách: Hoạch định chính sách hiệu quả từ thông tin, dữ liệu của các cơ sở GDĐH

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.