Xâm hại tình dục trẻ em: Nỗi ám ảnh

Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Vì vậy, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em là nạn nhân trực tiếp mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội.

Bài 1: Gia tăng các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em 

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 121/2020/QH14 ngày 19.6.2020 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em, theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vào tháng 8.2021 thì tình hình xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, từ tháng 6.2020 - 6.2021 so với cùng  kỳ năm 2019 - 2020 thì việc xâm hại trẻ em tăng cả về số vụ, số đối tượng, số trẻ em bị xâm hại, lần lượt là 26,8%, 12,5%, 25,7%; nhất là hiếp dâm trẻ em tăng 13,2%.

Nhức nhối trẻ em bị xâm hại

Theo thống kê từ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, trong 6 tháng đầu năm 2021, Tổng đài đã tiếp nhận hỗ trợ 122 ca xâm hại tình dục trẻ em (tăng hơn cùng kỳ năm trước 13 ca). Trong đó, có 71 ca hiếp dâm trẻ em, chiếm 58,2% (tăng 16 ca so với cùng kỳ năm 2020), 51 ca dâm ô trẻ em, chiếm 25,4% (tăng 21 ca so với cùng kỳ năm 2020). Tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục bởi bạn bè, người quen chiếm 31,1%; bởi người thân trong gia đình vẫn tương đối cao, chiếm 23,8% (tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020). 

Năm 2019 Quốc hội đã giám sát tối cao về phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục đối với trẻ em, kết quả Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 121/2020/QH14 ngày 19.6.2020 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em. Sau 1 năm triển khai thực hiện, theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vào tháng 8.2021 thì tình hình xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, từ tháng 6.2020 - 6.2021 so với cùng  kỳ năm 2019-2020 thì việc xâm hại trẻ em tăng cả về số vụ, số đối tượng, số trẻ em bị xâm hại, lần lượt là 26,8%, 12,5%, 25,7%; nhất là hiếp dâm trẻ em tăng 13,2%.

Còn theo Báo cáo của Bộ Công an, từ 15.6.2019 đến 14.6.2021, toàn quốc phát hiện 3.874 vụ xâm hại trẻ em, với 4.440 đối tượng, xâm hại 4.009 trẻ em (357 nam, 3.652 nữ). Trong đó, hiếp dâm người dưới 16 tuổi: 1.053 vụ = 27,2%; Cưỡng dâm người dưới 16 tuổi: 16 vụ = 0,4%; Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: 1.521 vụ = 39,3%; Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: 552 vụ = 14,3%.

Có thể thấy, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng theo từng năm. Những trẻ em bị xâm hại thường là những em có nhược điểm về thể chất, ít có khả năng tự bảo vệ bản thân. Những trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt không có cha mẹ, cha mẹ thiếu quan tâm chăm sóc hoặc trong những gia đình không hạnh phúc, cha mẹ là người nghiện ngập, tù tội...

Điều đáng nói, đối tượng xâm hại trẻ em không chỉ là người lạ mà phần lớn là những người có quan hệ gần gũi, thậm chí thân thiết, là người thân, người nhà với nạn nhân có nhiều cơ hội tiếp xúc, tiếp cận với nạn nhân, nhân cơ hội, thời cơ thuận lợi để thực hiện hành vi phạm tội. Đơn cử, trường hợp của cháu H.T ở xã Lương Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ bị chính cha ruột hiếp dâm dẫn đến mang thai. Trao đổi về trường hợp này, Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND xã Lương Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ Trần Văn Phương cho biết, sau khi sự việc đau lòng xảy ra, người bố phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật, còn mấy mẹ con nạn nhân cũng phải đi làm ăn xa để tránh bị làng xóm dị nghị.

Hay mới đây, trường hợp bé gái 15 tuổi, nhân viên quán karaoke tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận bị nhóm đối tượng khống chế đến nhà nghỉ thực hiện hành vi hiếp dâm gây phẫn nộ trong dư luận vì sự coi thường pháp luật của nhóm đối tượng. Nhiều chuyên gia cho rằng, dự báo trong thời gian tới, loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em sẽ có xu hướng tiếp tục tăng. 

Tội phạm hiếp dâm trẻ em ngày càng gia tăng Nguồn ITN
Tội phạm hiếp dâm trẻ em ngày càng gia tăng
Nguồn ITN

Lợi dụng hoàn cảnh để xâm hại

Trẻ em là người dưới 16 tuổi, đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, dễ bị tổn thương do các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. Do đó, Luật trẻ em năm 2016 đã có các quy định về các quyền liên quan đến trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. 

Nhìn từ góc độ kinh nghiệm cơ quan xét xử các vụ án xâm hại tình dục với trẻ em, Thẩm phán Toà án nhân dân huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, Nguyễn Văn Mẫu cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm hiếp dâm trẻ em gia tăng xuất phát từ việc các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các bậc bố mẹ hiện nay có xu hướng đi làm ăn xa, tỷ lệ ly thân hay ly hôn tương đối cao, để con cho ông bà chăm sóc, song ông bà già cả nhận thức hạn chế trong quản lý và dạy dỗ con trẻ. Trong khi đó, trẻ con tiếp cận và bị ảnh hưởng nhiều bởi mạng xã hội sớm, dẫn đến các vụ án xâm hại tình dục trẻ em ngày càng nhiều và phức tạp.

Đối tượng lợi dụng hoàn cảnh đặc biệt để tiếp cận trẻ. Nguồn ITN

Đối tượng lợi dụng hoàn cảnh đặc biệt để tiếp cận trẻ.

Nguồn ITN

Trung tá Lê Quốc Hội, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Hậu Giang phân tích, nếu như trước đây, đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của gia đình, sự non nớt của trẻ em để lừa gạt hoặc dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp để xâm hại tình dục, thì hiện các đối tượng thậm chí lợi dụng cả trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tình cảm (cha, mẹ ly hôn, đi làm ăn xa, cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…) để tiếp cận, rủ rê, thực hiện các hành vi xâm hại.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào, Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, hiện nay chế tài áp dụng cho hành vi phạm tội này còn nhẹ. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật cũng như vai trò giáo dục phòng ngừa tội phạm còn yếu kém. Trong khi đó, phần lớn đối tượng bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em là những người thân quen với trẻ em, có mối quan hệ tình cảm, huyết thống nên các em thường rất sợ, ngại tố cáo hoặc chính bản thân các em không biết mình đang trở thành nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Song, khi phát hiện ra sự việc, các gia đình thường lựa chọn giải quyết nội bộ không đưa ra pháp luật để tránh bị làng xóm dị nghị, ảnh hưởng đến danh dự gia đình.

Trong giai đoạn từ 2018-2020, TP. Cần Thơ xảy ra 92 vụ liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục. Cơ quan chức năng đã truy tố 87 vụ với 91 bị can; đưa ra xét xử 86 vụ, 90 bị cáo. Trong đó, tội giao cấu trẻ từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là 52 vụ; hiếp dâm dưới 16 tuổi 29 vụ; dâm ô 11 vụ. Kết quả phân tích cho thấy, có đến 81% các vụ án xâm hại tình dục trẻ em xuất phát từ mối quan hệ quen biết nhau giữa người phạm tội và nạn nhân thông qua các mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Zalo… Từ đó tìm hiểu, tạo mối quan hệ quen biết, nảy sinh tình cảm, rủ rê đi uống nước, tiệc liên hoan, sinh nhật rồi dẫn đi nhà trọ, nhà nghỉ; còn lại là người thân thích của bị hại hoặc quan hệ khác...

Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật
Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật

Việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập và quy định rõ các nội dung để dễ thực hiện; đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan, tránh chồng chéo trong thực thi. Cùng với việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dự thảo “luật hóa” các quy định và giảm bớt văn bản dưới luật. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa diễn ra ngày 30.9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất
Văn bản pháp luật

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất

Ngày 30.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội và Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Người Đưa Tin phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề "Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất".

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”
Văn bản pháp luật

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP. Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 30.9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản trị đất đai khu vực Me Kong (MRLG).

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả
Văn bản pháp luật

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả

Một trong những hạn chế, tồn tại của Luật Hợp tác xã năm 2012 là chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm, trong khi đa số hợp tác xã ở nước ta có quy mô nhỏ, thành viên phần nhiều là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần quy định chi tiết hơn, ưu tiên nhiều nguồn lực hơn cho các tổ chức này.

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?
Văn bản pháp luật

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?

Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Việc bốc thăm hay lựa chọn ngẫu nhiên một số cán bộ để xác minh tài sản, thu nhập có phải là giải pháp căn bản, lâu dài để thực hiện hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hay không?

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Văn bản pháp luật

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được Quốc hội thông qua ngày 18.6.2012 và chính thức có hiệu lực từ 1.1.2013. Luật BHTG là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam và là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực tiễn sau 10 năm triển khai Luật đã cho thấy, một số tồn tại và bất cập cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ các quy định pháp luật liên quan, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Sớm liên thông các cơ sở dữ liệu

Việc tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ, tiện ích của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) chưa thật sự có hiệu quả tới đông đảo người dân; trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, đặc biệt các cơ sở dữ liệu chưa kết nối, liên thông là những vấn đề cần sớm tháo gỡ trong quá trình thực hiện Đề án này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Từ hiểu biết đến tuân thủ pháp luật

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977) và “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Hai đề án này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, từ việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân sẽ tác động tới việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với phương châm tìm hiểu, tuân theo pháp luật vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.  

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Văn bản pháp luật

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới cũng như cụ thể, nội luật hóa các khuyến nghị quốc tế. Song do yêu cầu cấp bách sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp, theo nhiều chuyên gia, Dự thảo luật cần được rà soát một cách kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở
Văn bản pháp luật

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở

Trước những vướng mắc do không còn cán bộ thú y cấp xã, ngày 9.12.2021, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND. Trong đó, đã bổ sung chức danh thú y vào nhóm chức danh bán chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Sự điều chỉnh này đã bước đầu khắc phục được tình trạng “trống” cán bộ thú y cơ sở, tuy vậy vẫn còn không ít trăn trở.

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường
Văn bản pháp luật

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường

Theo nhiều chuyên gia, với các quy định pháp luật hiện hành, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là hoàn toàn khả thi. Trong đó, việc xác định giá khởi điểm có thể vẫn áp dụng phương thức của Nghị định 88/2021/NĐ-CP vì đây là cách xác định đơn giản, số liệu công khai, minh bạch nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc
Văn bản pháp luật

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Tập trung những vấn đề cử tri quan tâm

Hoạt động thanh tra, kiểm toán thời gian qua đã phát hiện nhiều vi phạm trong các lĩnh vực, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Song số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được chuyển sang cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa cao...

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!
Văn bản pháp luật

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!

Các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội để thẩm định, rà soát, tiếp thu đóng góp của các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; khắc phục tình trạng rút hoặc lùi thời gian trình các văn bản pháp luật; cố gắng không “xin lùi, xin rút”. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.2022.