"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật

Việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập và quy định rõ các nội dung để dễ thực hiện; đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan, tránh chồng chéo trong thực thi. Cùng với việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dự thảo “luật hóa” các quy định và giảm bớt văn bản dưới luật. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa diễn ra ngày 30.9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nên “ thoáng ” hơn

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này có 13 Chương, 232 điều. Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, doanh nghiệp để tiến hành rà soát những tồn tại bất cập của Luật Nhà ở 2014, từ đó xây dựng dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị theo đúng trình tự quy định của pháp luật.

Các đại biểu dự hội thảo đã tập trung làm rõ một số nội dung: tính đồng bộ với các luật liên quan; cải cách thủ tục hành chính để tránh làm phát sinh chi phí; các chính sách mới như sở hữu chung cư có thời hạn; thúc đẩy nguồn lực trong đó có việc dành quỹ đất phát triển dự án nhà ở. Chính sách liên quan đến phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân; quản lý vận hành chung cư cũng được bàn bạc cụ thể. Trong đó, quy định thời hạn sở hữu, sử dụng nhà chung cư được các đại biểu đặc biệt quan tâm.

ĐBQH, Luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng, nhiều quốc gia đã quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư tuy nhiên với Việt Nam cũng cần quan tâm tới yếu tố văn hóa, phong tục tập quán. Nên chăng chủ đầu tư khi bán sản phẩm cần làm rõ những sản phẩm nào có quy định thời hạn thì tương ứng với giá bán như thế nào để người mua nhà có tâm lý thoải mái khi lựa chọn. Đồng thời, cần nêu rõ tiêu chí trong hợp đồng mua bán về thời hạn, niên hạn của tòa nhà chung cư đó. Phải giải quyết được mâu thuẫn quyền sở hữu, quyền sử dụng giữa đất và nhà. Muốn vậy, cần có giải pháp đồng bộ và thông suốt giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở.

Về phía địa phương, đại diện Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần quy định thời hạn sở hữu chung cư. Khi tòa nhà hết niên hạn sử dụng, vẫn có thể đấu giá đất của toà nhà đó, nên cư dân vẫn còn quyền sở hữu đất. Thậm chí theo thời gian, lô đất đó có thể gia tăng giá trị.

Trong khi đó, đại diện các doanh nghiệp như: Tập đoàn Lotte land, Hưng Thịnh, Nam Long…lại bày tỏ băn khoăn về quy định thời hạn sở hữu căn hộ chung cư khi cho rằng điều này có thể ảnh hưởng tâm lý của người mua và ảnh hưởng tới thị trường.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đề xuất thủ tục để đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nên thoáng hơn để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Đối với nhà ở xã hội nên để cho các chủ đầu tư xác định giá bán nhà ở và có công ty kiểm toán kiểm tra giá bán. Giao cho UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội để thủ tục giải quyết nhanh hơn.

Về vấn đề này, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành đề xuất, giao đất xây nhà ở xã hội cần để cho địa phương quyết định, cần giao toàn quyền quyết định, không để tình trạng phải xin ý kiến cơ quan Trung ương, không nên kéo dài thời gian phê duyệt các thủ tục vì sẽ rất phức tạp, ảnh hưởng tiến độ đầu tư xây dựng, ảnh hưởng chính sách khuyến khích đầu tư nhà ở xã hội hiện nay.

Về chính sách điều tiết nhà ở xã hội, ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn BĐS Hưng Thịnh kiến nghị, đề nghị chủ đầu tư có thể bố trí quỹ nhà ở xã hội bằng đất tại một khu vực với sự phát triển của xã hội hoặc bằng tiền không phân biệt quy mô của dự án hoặc cho phép chủ đầu tư nộp “chứng chỉ Nhà ở xã hội” chứng nhận đã tham gia đóng góp nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản với Luật Đất đai (sửa đổi) cần phải đồng bộ để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, vốn vay ưu đãi .

Toàn cảnh buổi hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại TP.Hồ Chí Minh
Toàn cảnh buổi hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại TP.Hồ Chí Minh

Tránh chồng chéo trong thực thi

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đang được Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, địa phương và các bộ, ngành dự kiến sẽ được báo cáo tại Kỳ họp thứ Năm và thông qua vào Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV. Những góp ý trên sẽ được Bộ Xây dựng tập hợp chuyển cho Ban soạn thảo Luật để phân tích, sửa đổi cho phù hợp. Mục tiêu là để Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sau khi sửa đổi, bổ sung và ban hành sẽ tăng cường công tác quản lý Nhà nước nhưng vẫn tạo thuận lợi, và thông thoáng hơn cho doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích của người dân.

Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

Về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) gồm 11 Chương, Bộ Xây dựng dự kiến 4 nhóm chính sách Chính phủ trình Quốc hội, trong đó tập trung làm rõ hơn một số nội dung liên đến sàn giao dịch bất động sản, quy định giao dịch sản phẩm qua sàn, các loại hình bất động sản mới. Luật Kinh doanh bất động sản sẽ được sửa đổi trên tinh thần giải quyết các vướng mắc trên thực tế đang kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, loại bỏ các vấn đề chồng chéo trong thực thi pháp luật, thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền cho các địa phương.

Góp ý cho dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), về quy định kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai, vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Đại diện của một số doanh nghiệp là sàn kinh doanh bất động sản bày tỏ sự đồng tình với dự thảo Luật quy định bắt buộc phải giao dịch qua sàn và cho biết đây sản phẩm hình thành trong tương lai, chưa có sổ đỏ nên cần được kiểm chứng qua các sàn giao dịch nhằm đảm bảo tính pháp lý, an toàn cho người giao dịch mua - bán.

Trong khi đó, một số chủ đầu tư, đại diện Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương…lại cho rằng chỉ nên khuyến khích chứ không nên quy định bắt buộc các sản phẩm hình thành trong tương lai phải giao dịch trên sàn bất động sản. Đề cập đến vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề môi giới, nhiều ý kiến nêu rõ cần phân biệt môi giới và đại lý bán hàng. Môi giới có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có tư cách pháp nhân. Hiện có nhiều người đang tham gia bán hàng kiểu đại lý thì chưa đủ kinh nghiệm. Do đó, Luật nên quy định chỉ môi giới có thẻ hành nghề mới đủ tư cách được thẩm định, ký xác nhận giao dịch.

Ghi nhận các ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, nhiều ý kiến đóng góp xác đáng, tâm huyết và thực tế. Việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập và quy định rõ các nội dung để dễ thực hiện; đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan, tránh chồng chéo trong thực thi. Cùng với việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dự thảo “luật hóa” các quy định và giảm bớt văn bản dưới luật.

Văn bản pháp luật

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất
Văn bản pháp luật

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất

Ngày 30.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội và Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Người Đưa Tin phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề "Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất".

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”
Văn bản pháp luật

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP. Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 30.9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản trị đất đai khu vực Me Kong (MRLG).

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả
Văn bản pháp luật

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả

Một trong những hạn chế, tồn tại của Luật Hợp tác xã năm 2012 là chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm, trong khi đa số hợp tác xã ở nước ta có quy mô nhỏ, thành viên phần nhiều là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần quy định chi tiết hơn, ưu tiên nhiều nguồn lực hơn cho các tổ chức này.

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?
Văn bản pháp luật

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?

Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Việc bốc thăm hay lựa chọn ngẫu nhiên một số cán bộ để xác minh tài sản, thu nhập có phải là giải pháp căn bản, lâu dài để thực hiện hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hay không?

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Văn bản pháp luật

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được Quốc hội thông qua ngày 18.6.2012 và chính thức có hiệu lực từ 1.1.2013. Luật BHTG là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam và là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực tiễn sau 10 năm triển khai Luật đã cho thấy, một số tồn tại và bất cập cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ các quy định pháp luật liên quan, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Sớm liên thông các cơ sở dữ liệu

Việc tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ, tiện ích của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) chưa thật sự có hiệu quả tới đông đảo người dân; trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, đặc biệt các cơ sở dữ liệu chưa kết nối, liên thông là những vấn đề cần sớm tháo gỡ trong quá trình thực hiện Đề án này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Từ hiểu biết đến tuân thủ pháp luật

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977) và “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Hai đề án này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, từ việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân sẽ tác động tới việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với phương châm tìm hiểu, tuân theo pháp luật vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.  

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Văn bản pháp luật

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới cũng như cụ thể, nội luật hóa các khuyến nghị quốc tế. Song do yêu cầu cấp bách sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp, theo nhiều chuyên gia, Dự thảo luật cần được rà soát một cách kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở
Văn bản pháp luật

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở

Trước những vướng mắc do không còn cán bộ thú y cấp xã, ngày 9.12.2021, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND. Trong đó, đã bổ sung chức danh thú y vào nhóm chức danh bán chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Sự điều chỉnh này đã bước đầu khắc phục được tình trạng “trống” cán bộ thú y cơ sở, tuy vậy vẫn còn không ít trăn trở.

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường
Văn bản pháp luật

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường

Theo nhiều chuyên gia, với các quy định pháp luật hiện hành, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là hoàn toàn khả thi. Trong đó, việc xác định giá khởi điểm có thể vẫn áp dụng phương thức của Nghị định 88/2021/NĐ-CP vì đây là cách xác định đơn giản, số liệu công khai, minh bạch nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc
Văn bản pháp luật

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Tập trung những vấn đề cử tri quan tâm

Hoạt động thanh tra, kiểm toán thời gian qua đã phát hiện nhiều vi phạm trong các lĩnh vực, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Song số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được chuyển sang cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa cao...

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!
Văn bản pháp luật

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!

Các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội để thẩm định, rà soát, tiếp thu đóng góp của các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; khắc phục tình trạng rút hoặc lùi thời gian trình các văn bản pháp luật; cố gắng không “xin lùi, xin rút”. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.2022.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Vẫn còn nhiều rào cản

Tư tưởng “được mất”, lối tư duy hạn chế cho rằng chỉ doanh nghiệp lớn mới cần sử dụng các công nghệ hiện đại đang được xem là những rào cản lớn nhất làm chậm quá trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.