Thanh tra, kiểm toán trong phòng, chống tham nhũng

Tập trung những vấn đề cử tri quan tâm

Hoạt động thanh tra, kiểm toán thời gian qua đã phát hiện nhiều vi phạm trong các lĩnh vực, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Song số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được chuyển sang cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa cao...

Ít kiến nghị xử lý hình sự

Năm 2021, qua triển khai hơn 6.700 cuộc thanh tra hành chính và hơn 188.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, ngành thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.925 tập thể và 4.286 cá nhân, ban hành 120.054 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 4.103 tỷ đồng.

Còn theo tổng hợp sơ bộ đến 30.9.2021 đối với 96 báo cáo kiểm toán đã phát hành, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 52.706 tỷ đồng; kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung 67 văn bản pháp luật không còn phù hợp. Ngoài ra, cơ quan này đã cung cấp 160 báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan cho các Đoàn ĐBQH, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.

Theo các chuyên gia, tuy được chú trọng và đạt những kết quả đáng ghi nhận như trên, nhưng thẳng thắn nhìn nhận hoạt động thanh tra, kiểm toán chưa bao quát hết những ngành, lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng, mới tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu - chi ngân sách, quản lý tài sản công và hệ thống ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh tra, kiểm toán đột xuất hầu như chỉ được thực hiện khi vụ việc tham nhũng đã diễn ra nghiêm trọng trong một thời gian dài, dẫn đến việc khắc phục hậu quả, thu hồi tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn.

Điều đáng lưu ý là mặc dù qua thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều vi phạm nhưng chủ yếu là xử lý hành chính, kỷ luật, số vụ việc được chuyển sang cơ quan điều tra và kiến nghị xử lý hình sự còn ít, chưa tương xứng với tính chất, mức độ tham nhũng hiện nay. Đơn cử trong năm 2020 Kiểm toán Nhà nước chuyển 5 vụ việc, 9 tháng đầu năm 2021 chỉ chuyển 1 vụ sang cơ quan cảnh sát điều tra. Năm 2021 ngành thanh tra chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 245 vụ, 182 đối tượng trên tổng số gần 195.000 cuộc thanh tra các loại.

Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật, Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hà Thanh, nêu nguyên nhân là do quy trình, chuẩn mực và phương pháp kiểm toán chỉ dựa trên hồ sơ là chủ yếu. Mặt khác, tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước có chức năng riêng là kiểm tra tài chính quốc gia nên đội ngũ nhân lực ngoài chuyên ngành kiểm toán chưa được đào tạo chuyên sâu về pháp luật, dẫn đến hạn chế trong nhận biết, phát hiện các dấu hiệu, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi và phức tạp.

Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát nhìn chung còn hạn chế. Hiện chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan điều tra trong việc thông báo cho các cơ quan chức năng nói chung, Kiểm toán Nhà nước nói riêng về kết quả điều tra, xử lý vụ việc.

Thanh tra, kiểm toán những vấn đề nóng, nổi cộm
Thanh tra, kiểm toán những vấn đề nóng, nổi cộm
Nguồn: ITN

Mở rộng lĩnh vực thanh tra, kiểm toán

Hiện, cơ chế phối hợp hiện tại giữa cơ quan thanh tra, điều tra đã cho phép cơ quan điều tra xem xét khởi tố vụ án tham nhũng đối với các vụ việc đã tiến hành thanh tra nhưng cơ quan thanh tra không kiến nghị khởi tố. Song cơ quan điều tra lại gặp một số khó khăn khi tìm hiểu nội dung, thông tin về các vụ việc và các biện pháp mà cơ quan thanh tra đã thực hiện, ngoài trường hợp có đơn thư tố cáo về vụ việc thanh tra.

Ngược lại, có trường hợp vụ việc đã được cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố, song do tình tiết phức tạp nên cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định khởi tố, cá biệt có trường hợp kéo dài nhiều năm, dẫn đến sự tham gia của cơ quan thanh tra vào quá trình xem xét, xử lý bị hạn chế. Trong đa số trường hợp, các cơ quan thanh tra chưa thực hiện quyền yêu cầu cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát cấp trên xem xét vụ việc khi cơ quan điều tra cùng cấp quyết định không khởi tố vụ án.

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, thực tế này cho thấy, cần quan tâm hoàn thiện cơ chế phối hợp xử lý giữa cơ quan thanh tra và cơ quan điều tra, viện kiểm sát cũng như có các cơ chế bảo đảm thực thi hữu hiệu hơn. Đồng thời, có cơ chế chia sẻ, xử lý thông tin về tội phạm tham nhũng giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát bảo đảm bí mật, kịp thời, tránh bị động, chậm trễ cho công tác điều tra, xử lý.

Cùng quan điểm, một số ý kiến đề xuất, để tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, bên cạnh những lĩnh vực phát sinh nhiều tiêu cực, tham nhũng đã diễn ra nhiều năm qua như quản lý, sử dụng tài chính công, quy hoạch, đất đai, đấu thầu thì cần tập trung hơn vào những lĩnh vực nổi cộm, đang gây bức xúc trong dư luận gần đây như lĩnh vực y tế, giáo dục, việc tổ chức và triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ và phòng, chống dịch Covid-19, việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để tổ chức các hoạt động từ thiện…

Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật
Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật

Việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập và quy định rõ các nội dung để dễ thực hiện; đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan, tránh chồng chéo trong thực thi. Cùng với việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dự thảo “luật hóa” các quy định và giảm bớt văn bản dưới luật. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa diễn ra ngày 30.9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất
Văn bản pháp luật

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất

Ngày 30.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội và Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Người Đưa Tin phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề "Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất".

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”
Văn bản pháp luật

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP. Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 30.9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản trị đất đai khu vực Me Kong (MRLG).

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả
Văn bản pháp luật

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả

Một trong những hạn chế, tồn tại của Luật Hợp tác xã năm 2012 là chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm, trong khi đa số hợp tác xã ở nước ta có quy mô nhỏ, thành viên phần nhiều là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần quy định chi tiết hơn, ưu tiên nhiều nguồn lực hơn cho các tổ chức này.

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?
Văn bản pháp luật

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?

Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Việc bốc thăm hay lựa chọn ngẫu nhiên một số cán bộ để xác minh tài sản, thu nhập có phải là giải pháp căn bản, lâu dài để thực hiện hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hay không?

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Văn bản pháp luật

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được Quốc hội thông qua ngày 18.6.2012 và chính thức có hiệu lực từ 1.1.2013. Luật BHTG là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam và là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực tiễn sau 10 năm triển khai Luật đã cho thấy, một số tồn tại và bất cập cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ các quy định pháp luật liên quan, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Sớm liên thông các cơ sở dữ liệu

Việc tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ, tiện ích của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) chưa thật sự có hiệu quả tới đông đảo người dân; trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, đặc biệt các cơ sở dữ liệu chưa kết nối, liên thông là những vấn đề cần sớm tháo gỡ trong quá trình thực hiện Đề án này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Từ hiểu biết đến tuân thủ pháp luật

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977) và “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Hai đề án này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, từ việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân sẽ tác động tới việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với phương châm tìm hiểu, tuân theo pháp luật vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.  

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Văn bản pháp luật

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới cũng như cụ thể, nội luật hóa các khuyến nghị quốc tế. Song do yêu cầu cấp bách sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp, theo nhiều chuyên gia, Dự thảo luật cần được rà soát một cách kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở
Văn bản pháp luật

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở

Trước những vướng mắc do không còn cán bộ thú y cấp xã, ngày 9.12.2021, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND. Trong đó, đã bổ sung chức danh thú y vào nhóm chức danh bán chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Sự điều chỉnh này đã bước đầu khắc phục được tình trạng “trống” cán bộ thú y cơ sở, tuy vậy vẫn còn không ít trăn trở.

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường
Văn bản pháp luật

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường

Theo nhiều chuyên gia, với các quy định pháp luật hiện hành, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là hoàn toàn khả thi. Trong đó, việc xác định giá khởi điểm có thể vẫn áp dụng phương thức của Nghị định 88/2021/NĐ-CP vì đây là cách xác định đơn giản, số liệu công khai, minh bạch nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc
Văn bản pháp luật

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!
Văn bản pháp luật

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!

Các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội để thẩm định, rà soát, tiếp thu đóng góp của các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; khắc phục tình trạng rút hoặc lùi thời gian trình các văn bản pháp luật; cố gắng không “xin lùi, xin rút”. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.2022.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Vẫn còn nhiều rào cản

Tư tưởng “được mất”, lối tư duy hạn chế cho rằng chỉ doanh nghiệp lớn mới cần sử dụng các công nghệ hiện đại đang được xem là những rào cản lớn nhất làm chậm quá trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.