Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả

Một trong những hạn chế, tồn tại của Luật Hợp tác xã năm 2012 là chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm, trong khi đa số hợp tác xã ở nước ta có quy mô nhỏ, thành viên phần nhiều là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần quy định chi tiết hơn, ưu tiên nhiều nguồn lực hơn cho các tổ chức này.

Cân nhắc tiêu chí hỗ trợ

Điều 6, Luật Hợp tác xã năm 2012 chỉ quy định nội dung về hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, chưa đưa ra nguyên tắc, tiêu chí hỗ trợ cụ thể dẫn tới việc triển khai thực hiện trong thời gian qua còn dàn trải, chưa tập trung hỗ trợ cho các hoạt động thể hiện đặc trưng, phát huy bản chất tốt đẹp của các mô hình kinh tế hợp tác.

Luật cũng chưa quy định các chính sách, phương thức hỗ trợ cụ thể, đặc thù cho hợp tác xã (như miễn, giảm thuế đối với giao dịch nội bộ trong hợp tác xã, hỗ trợ theo hình thức phi dự án...), thiếu cơ chế đánh giá, kiểm tra trước khi hỗ trợ.

Vì vậy, nhiều ý kiến đồng tình với việc Dự thảo bổ sung một chương riêng về chính sách của Nhà nước trên cơ sở 8 nhóm chính sách được xác định tại Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Theo đó, 8 chính sách bao gồm: chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn; chính sách tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; chính sách thuế, phí và lệ phí; chính sách tín dụng, bảo hiểm; chính sách ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chính sách xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và đầu tư; chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị và chính sách về kiểm toán. Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất đổi tên luật thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác để điều chỉnh đầy đủ các hình thức kinh tế tập thể.

Về chính sách kiểm toán, Dự thảo quy định một trong các tiêu chí để tổ chức kinh tế hợp tác được nhận các chính sách của Nhà nước là có báo cáo kiểm toán có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm đề xuất hỗ trợ và một số tiêu chí còn mang tính định tính như thường xuyên giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động. Theo đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tiêu chí này chỉ phù hợp với các hợp tác xã quy mô lớn, còn các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhỏ, siêu nhỏ sẽ rất khó có khả năng tiếp cận chính sách. Hơn nữa, do phạm vi và tần suất kiểm toán độc lập đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác nhau nên sẽ không bảo đảm nguyên tắc bình đẳng tiếp cận.

Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp Ngô Sỹ Đạt cũng đề nghị cân nhắc việc quy định tiêu chí này, nếu không trong quá trình thực thi sẽ loại bỏ những đối tượng là tổ chức kinh tế tập thể mới thành lập, chưa kiểm toán hoặc tổ chức kinh tế tập thể có quy mô nhỏ, không thuộc đối tượng kiểm toán.

Bảo đảm các chính sách hỗ trợ đến được với hợp tác xã
Bảo đảm các chính sách hỗ trợ đến được với hợp tác xã

Thành lập ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp

Cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW về chính sách đất đai đối với các tổ chức kinh tế tập thể (tích tụ đất đai cho sản xuất, kinh doanh quy mô lớn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; bố trí quỹ đất cho các tổ chức kinh tế tập thể thuê; ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất, bảo đảm sử dụng đất đai có hiệu quả), dự thảo luật đã thiết kế một khoản về chính sách tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Nhất trí với quy định này song một số ý kiến cho rằng, cần làm rõ hơn cơ chế khuyến khích các thành viên tổ chức kinh tế hợp tác tự nguyện và được bảo hộ pháp luật khi góp quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Trong đó nhấn mạnh, Nhà nước không can thiệp việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà do thành viên tự quyết định, song Nhà nước cần cam kết và định rõ cơ chế bảo vệ quyền của người sử dụng đất khi góp quyền sử dụng đất vào các tổ chức kinh tế hợp tác không gắn với chuyển dịch sở hữu quyền này. Nếu không có quy định bảo hộ quyền sử dụng đất từ phía Nhà nước đối với các hành vi gian dối, vi phạm các cam kết dân sự trong giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì sẽ không tạo an tâm về cơ sở pháp lý và do đó không khuyến khích được người dân mạnh dạn cho thuê, góp quyền sử dụng đất.

Đồng thời, Dự thảo cần cập nhật nội dung thành lập và khuyến khích phát triển Ngân hàng đất nông nghiệp cho thuê theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, với tính chất và chức năng là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ thành lập có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp và cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.

Cùng quan điểm, theo Ths. Trịnh Quang Hân, Ban Kinh tế Trung ương, hiện nayTrung tâm phát triển quỹ đất ở các địa phương đã và đang hoạt động, tuy nhiên chưa có cơ chế tạo quỹ đất sạch để các hợp tác xã nông nghiệp mở rộng mô hình sản xuất, liên kết các thành viên và cho thuê lại đất.Do đó cần bổ sung quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung phân loại chỉ tiêu đất dành cho các tổ chức kinh tế hợp tác trong hệ thống các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai cũng như luật hóa cơ chế, chính sách hỗ trợ vềthuê đất, thuê mặt nước cho tổ chức kinh tế hợp tác tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật
Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật

Việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập và quy định rõ các nội dung để dễ thực hiện; đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan, tránh chồng chéo trong thực thi. Cùng với việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dự thảo “luật hóa” các quy định và giảm bớt văn bản dưới luật. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa diễn ra ngày 30.9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất
Văn bản pháp luật

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất

Ngày 30.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội và Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Người Đưa Tin phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề "Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất".

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”
Văn bản pháp luật

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP. Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 30.9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản trị đất đai khu vực Me Kong (MRLG).

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?
Văn bản pháp luật

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?

Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Việc bốc thăm hay lựa chọn ngẫu nhiên một số cán bộ để xác minh tài sản, thu nhập có phải là giải pháp căn bản, lâu dài để thực hiện hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hay không?

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Văn bản pháp luật

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được Quốc hội thông qua ngày 18.6.2012 và chính thức có hiệu lực từ 1.1.2013. Luật BHTG là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam và là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực tiễn sau 10 năm triển khai Luật đã cho thấy, một số tồn tại và bất cập cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ các quy định pháp luật liên quan, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Sớm liên thông các cơ sở dữ liệu

Việc tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ, tiện ích của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) chưa thật sự có hiệu quả tới đông đảo người dân; trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, đặc biệt các cơ sở dữ liệu chưa kết nối, liên thông là những vấn đề cần sớm tháo gỡ trong quá trình thực hiện Đề án này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Từ hiểu biết đến tuân thủ pháp luật

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977) và “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Hai đề án này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, từ việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân sẽ tác động tới việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với phương châm tìm hiểu, tuân theo pháp luật vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.  

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Văn bản pháp luật

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới cũng như cụ thể, nội luật hóa các khuyến nghị quốc tế. Song do yêu cầu cấp bách sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp, theo nhiều chuyên gia, Dự thảo luật cần được rà soát một cách kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở
Văn bản pháp luật

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở

Trước những vướng mắc do không còn cán bộ thú y cấp xã, ngày 9.12.2021, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND. Trong đó, đã bổ sung chức danh thú y vào nhóm chức danh bán chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Sự điều chỉnh này đã bước đầu khắc phục được tình trạng “trống” cán bộ thú y cơ sở, tuy vậy vẫn còn không ít trăn trở.

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường
Văn bản pháp luật

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường

Theo nhiều chuyên gia, với các quy định pháp luật hiện hành, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là hoàn toàn khả thi. Trong đó, việc xác định giá khởi điểm có thể vẫn áp dụng phương thức của Nghị định 88/2021/NĐ-CP vì đây là cách xác định đơn giản, số liệu công khai, minh bạch nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc
Văn bản pháp luật

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Tập trung những vấn đề cử tri quan tâm

Hoạt động thanh tra, kiểm toán thời gian qua đã phát hiện nhiều vi phạm trong các lĩnh vực, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Song số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được chuyển sang cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa cao...

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!
Văn bản pháp luật

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!

Các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội để thẩm định, rà soát, tiếp thu đóng góp của các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; khắc phục tình trạng rút hoặc lùi thời gian trình các văn bản pháp luật; cố gắng không “xin lùi, xin rút”. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.2022.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Vẫn còn nhiều rào cản

Tư tưởng “được mất”, lối tư duy hạn chế cho rằng chỉ doanh nghiệp lớn mới cần sử dụng các công nghệ hiện đại đang được xem là những rào cản lớn nhất làm chậm quá trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.