Nghệ An

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở

Trước những vướng mắc do không còn cán bộ thú y cấp xã, ngày 9.12.2021, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND. Trong đó, đã bổ sung chức danh thú y vào nhóm chức danh bán chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Sự điều chỉnh này đã bước đầu khắc phục được tình trạng “trống” cán bộ thú y cơ sở, tuy vậy vẫn còn không ít trăn trở.

Vướng vì tiêu chuẩn bằng cấp chuyên môn

Thực hiện Nghị quyết trên, các huyện, thị đã nhanh chóng bố trí lại chức danh thú y cơ sở. Việc này đã giúp công tác kiểm soát dịch bệnh, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm được bảo đảm kịp thời, hiệu quả. Tuy vậy, sau hơn nửa năm triển khai, nhiều nơi vẫn còn gặp khó khăn trong hoàn thiện bộ máy.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến ngày 3.5.2022, Nghệ An mới chỉ tuyển dụng lại được 285 cán bộ thú y xã, trong khi nhu cầu là 460 người. Như vậy, toàn tỉnh vẫn còn thiếu 175 người; mới chỉ có 3 địa phương là Quỳ Châu, Cửa Lò và Nghĩa Đàn tuyển đủ chỉ tiêu. Một số huyện có tỷ lệ tuyển dụng đạt rất thấp như Kỳ Sơn mới chỉ có 1/21 xã đã tuyển dụng được; Nghi Lộc 7/29 xã; Thanh Chương 21/38 xã; Anh Sơn 3/21 xã…

Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An Đặng Văn Minh cho hay: thời gian qua, UBND tỉnh đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo nhằm nhanh chóng khôi phục hệ thống thú y cơ sở, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. Trong khi mức phụ cấp còn thấp, chưa thu hút được những người học chuyên ngành thú y có chuyên môn tốt. Quy định chức danh thú y cơ sở ở vùng đồng bằng phải có bằng trung cấp chuyên môn thú y trở lên; vùng miền núi, vùng khó khăn phải có bằng sơ cấp trở đã lên khiến nhiều địa phương không thể tìm người đủ chỉ tiêu. Nghịch lý ở chỗ, có lực lượng có đầy đủ bằng cấp nhưng mở cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ở ngoài chứ không muốn đảm nhận chức danh bán chuyên trách thú y của xã.

Bà Lô Thị Tâm, cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Con Cuông cho biết, đến nay, huyện đã tuyển được 5 cán bộ thú y cho 13 xã. “Người muốn làm, tâm huyết, có kinh nghiệm thì bằng cấp không đáp ứng được. Người trẻ thì chủ yếu đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, đi làm nghề chứ ít ai học nghề thú y, nhiều xã vận động mãi vẫn chưa có người nộp hồ sơ. Để khắc phục, nhiều xã đang tự bỏ ngân sách ra vận động và thuê những người có chuyên môn, kinh nghiệm; hoặc một số rất ít xã cán bộ bán chuyên trách nông nghiệp có chuyên môn thú y," bà Lô Thị Tâm cho hay.

Mừng... nhưng không thể tuyển dụng lại

Trưởng phòng Nội vụ huyện Yên Thành Nguyễn Văn Thuận nêu khó khăn, vướng nhất là nhiều hồ sơ ứng tuyển không đáp ứng được yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn theo Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù rất nhiều người có thâm niên, kinh nghiệm làm việc. Hiện tại, huyện đang chỉ đạo các xã tạm thời giao cán bộ công chức nông nghiệp của xã, hoặc công chức, cán bộ không chuyên trách khác nhưng có trình độ chuyên môn về lĩnh vực thú y kiêm nhiệm thêm lĩnh vực này.

Có kinh nghiệm hơn 20 năm là cán bộ thú y tại xã Lý Thành, Yên Thành, sau 2 năm tỉnh bỏ chức danh thú y bán chuyên trách, từ đầu năm 2022, ông Nguyễn Văn Nam vẫn ký hợp đồng với xã để làm công việc này. Khá vui mừng và thạo nghề, nhiều kinh nghiệm nhưng một vướng mắc mới lại phát sinh là để được tuyển dụng lại, ông phải đáp ứng được các điều kiện quy định mới về tiêu chuẩn bằng cấp.

Tình trạng thiếu cán bộ thú y xã đang gây khó khăn rất lớn cho công tác phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi. Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành Nguyễn Trọng Hương cho hay, sau kiện toàn, huyện mới tuyển dụng lại được 18/39 cán bộ thú y xã. Khó ở chỗ người trẻ, đủ bằng cấp thì không muốn làm nhưng người có thâm niên, kinh nghiệm làm việc thì lại không thể tuyển dụng lại vì không đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về bằng cấp.

Tương tự, tại huyện Quỳnh Lưu là địa phương đi đầu trong việc thanh lý hợp đồng với cán bộ khuyến nông cơ sở sau khi chức danh thú y kiêm khuyến nông viên cấp xã bị bãi bỏ, nay tuyển dụng, tiếp nhận cũng gặp vướng. Hiện tại, toàn huyện đã xây dựng được hồ sơ ứng viên cho 30/33 xã, thị trấn để trình Phòng Nội vụ duyệt, nhưng khó khăn ở chỗ, có xã thì có cán bộ có chuyên môn về thú y, có xã lại có cán bộ chuyên môn về khuyến nông hoặc bảo vệ thực vật và nông nghiệp nên muốn đưa vào bố trí, bổ sung cũng phải cân nhắc.

Các huyện đồng bằng đã thế, đối với các huyện miền núi, việc bố trí lại chức danh thú y xã còn gặp khó khăn hơn. Sau mấy tháng ra thông báo tuyển dụng, đến nay xã Chi Khê (huyện Con Cuông) mới chỉ nhận được một bộ hồ sơ ứng tuyển, tuy nhiên lại không đáp ứng yêu cầu về trình độ, bằng cấp. Phó Chủ tịch UBND xã Chi Khê Nguyễn Thị Thắng cho biết, hiện vào các đợt tiêm phòng, xã phải thuê người  nhưng kinh phí khó khăn, nguồn tiền này phải xã hội hóa, trong khi đời sống người dân còn khó khăn, nhận thức về công tác tiêm phòng chưa cao, ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm phòng. 

Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật
Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật

Việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập và quy định rõ các nội dung để dễ thực hiện; đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan, tránh chồng chéo trong thực thi. Cùng với việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dự thảo “luật hóa” các quy định và giảm bớt văn bản dưới luật. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa diễn ra ngày 30.9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất
Văn bản pháp luật

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất

Ngày 30.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội và Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Người Đưa Tin phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề "Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất".

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”
Văn bản pháp luật

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP. Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 30.9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản trị đất đai khu vực Me Kong (MRLG).

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả
Văn bản pháp luật

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả

Một trong những hạn chế, tồn tại của Luật Hợp tác xã năm 2012 là chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm, trong khi đa số hợp tác xã ở nước ta có quy mô nhỏ, thành viên phần nhiều là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần quy định chi tiết hơn, ưu tiên nhiều nguồn lực hơn cho các tổ chức này.

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?
Văn bản pháp luật

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?

Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Việc bốc thăm hay lựa chọn ngẫu nhiên một số cán bộ để xác minh tài sản, thu nhập có phải là giải pháp căn bản, lâu dài để thực hiện hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hay không?

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Văn bản pháp luật

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được Quốc hội thông qua ngày 18.6.2012 và chính thức có hiệu lực từ 1.1.2013. Luật BHTG là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam và là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực tiễn sau 10 năm triển khai Luật đã cho thấy, một số tồn tại và bất cập cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ các quy định pháp luật liên quan, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Sớm liên thông các cơ sở dữ liệu

Việc tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ, tiện ích của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) chưa thật sự có hiệu quả tới đông đảo người dân; trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, đặc biệt các cơ sở dữ liệu chưa kết nối, liên thông là những vấn đề cần sớm tháo gỡ trong quá trình thực hiện Đề án này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Từ hiểu biết đến tuân thủ pháp luật

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977) và “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Hai đề án này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, từ việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân sẽ tác động tới việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với phương châm tìm hiểu, tuân theo pháp luật vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.  

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Văn bản pháp luật

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới cũng như cụ thể, nội luật hóa các khuyến nghị quốc tế. Song do yêu cầu cấp bách sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp, theo nhiều chuyên gia, Dự thảo luật cần được rà soát một cách kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường
Văn bản pháp luật

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường

Theo nhiều chuyên gia, với các quy định pháp luật hiện hành, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là hoàn toàn khả thi. Trong đó, việc xác định giá khởi điểm có thể vẫn áp dụng phương thức của Nghị định 88/2021/NĐ-CP vì đây là cách xác định đơn giản, số liệu công khai, minh bạch nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc
Văn bản pháp luật

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Tập trung những vấn đề cử tri quan tâm

Hoạt động thanh tra, kiểm toán thời gian qua đã phát hiện nhiều vi phạm trong các lĩnh vực, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Song số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được chuyển sang cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa cao...

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!
Văn bản pháp luật

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!

Các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội để thẩm định, rà soát, tiếp thu đóng góp của các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; khắc phục tình trạng rút hoặc lùi thời gian trình các văn bản pháp luật; cố gắng không “xin lùi, xin rút”. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.2022.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Vẫn còn nhiều rào cản

Tư tưởng “được mất”, lối tư duy hạn chế cho rằng chỉ doanh nghiệp lớn mới cần sử dụng các công nghệ hiện đại đang được xem là những rào cản lớn nhất làm chậm quá trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.