Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương có thêm gần 14.000 đơn vị máu

Ngày 4.12, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, chỉ sau 1 tuần chính thức phát đi lời kêu gọi khẩn thiết (từ ngày 26.11), kho lưu trữ máu lớn nhất cả nước tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận được 13.786 đơn vị máu. Trung bình mỗi ngày có gần 2.000 người dân trao tặng “món quà sự sống” - những đơn vị máu quý giá, tới người bệnh.

Chú thích ảnh
Các tình nguyện viên tham gia ngày hội hiến máu phường Hàng Bông sáng 4.12. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nếu như nhiều ngày trước, mỗi ngày đơn vị chỉ có thể tiếp nhận vài trăm đơn vị máu, thì sau khi có lời kêu gọi đơn vị có ngày đã nhận được 2.735 đơn vị máu. Đáng chú ý, từ đầu năm 2020 đến nay, Viện đã trải qua nhiều “đợt khủng hoảng máu” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song trong đợt này lời kêu gọi này đạt hiệu quả ngay tức thì.

Riêng trong hai ngày cuối tuần ngay sau khi phát thông điệp về lượng máu dự trữ trong tình trạng báo động (từ ngày 27-28.11), Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã thu về gần 5.000 đơn vị máu và tiểu cầu, trong đó có 2.176 người hiến máu đã chủ động tới Viện, số còn lại đến các điểm hiến máu cố định khác. Nhờ vậy, lượng máu dự trữ “chạm đáy” vào ngày 26.11 với 4.000 đơn vị máu đã tăng lên 8.350 đơn vị ngay sáng 28.11 và đạt 11.593 đơn vị vào sáng 30.11.

Lượng máu tiếp nhận giúp kho lưu trữ trở nên dồi dào hơn, kịp thời cung cấp 8.451 đơn vị máu trong một tuần tới 122 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố; trong đó có 1.200 đơn vị máu được chi viện tới thành phố Cần Thơ và các tỉnh Tây Nam Bộ vào ngày 3.12.

Trong tuần qua, hơn 100 nhân viên của Khoa Tiếp nhận máu thuộc Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã có những ngày làm việc liên tục từ 7 giờ đến 20 giờ để đáp lại sự nhiệt tình của người hiến máu. Hơn 70 nhân viên của Khoa Điều chế các thành phần máu cũng bắt đầu ca làm việc sớm hơn thường lệ và kết thúc muộn hơn (từ 6 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút hằng ngày) để kịp thời sản xuất các chế phẩm máu an toàn. Đồng thời, hàng trăm lượt tình nguyện viên đã góp sức cùng Viện trong công tác tổ chức, đón tiếp người hiến máu và sản xuất các chế phẩm máu.

Tiến sỹ, bác sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, chia sẻ: "Chúng tôi biết ơn, trân quý tấm lòng cao cả, tinh thần nhiệt tình của cộng đồng dành cho người bệnh và ngành y tế. Chính sự giúp đỡ, thấu hiểu và cảm thông của các cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng, đặc biệt là những người hiến máu thường xuyên, đã giúp chúng tôi bước đầu vượt qua khó khăn lần này. Tuy nhiên, ước tính trong 3 tháng, từ tháng 12.2021 đến tháng 2.2022, Viện cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu để cung cấp cho cấp cứu và điều trị. Ngay thời điểm này khi số ca F0 liên tục tăng, chúng tôi vẫn phải nhận các thông báo hoãn lịch hiến máu nên việc tiếp nhận máu vào cuối tháng 12 và dịp trước – sau Tết Nguyên đán vẫn còn rất khó khăn".

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.