Vì sao cần đặt kịch bản tăng trưởng cao hơn 6,48%?

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo tăng trưởng năm 2024 có thể lên tới 6,48%. Theo giới phân tích, đây là con số rất thách thức song  vẫn có thể đặt mục tiêu cao hơn để mang lại cảm hứng cho những nỗ lực phi thường, đột phá - điều chúng ta đang rất cần!

Cải cách để tăng tốc phục hồi 

Sáng 15.1, tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng”, CIEM đã công bố dự báo một số chỉ tiêu kinh tế năm 2024.

Theo đó, ở kịch bản 1tăng trưởng kinh tế cả năm có thể đạt 6,13%; lạm phát bình quân 3,94%; xuất khẩu tăng 4,02%; thặng dư thương mại 5,64 tỷ USD.

Với kịch bản cao hơn - kịch bản 2, tăng trưởng GDP 6,48%; lạm phát bình quân 3,72%; xuất khẩu tăng 5,19%; thặng dư thương mại 6,26 tỷ USD. Ở kịch bản này, CIEM giữ nguyên hầu hết các giả thiết như trong kịch bản 1 (kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm, lạm phát ở mức cao, các nước chưa hạ lãi suất ở quy mô lớn, chuỗi cung ứng hàng hóa tiếp tục đối mặt với gián đoạn nghiêm trọng ở một số tuyến vận tải). Tuy nhiên, có điều chỉnh GDP của thế giới tăng 3,2%; tổng phương tiện thanh toán tăng 10%; tín dụng tăng 16%; đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các mô hình kinh tế mới (kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo...).

Theo Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM Nguyễn Anh Dương, kịch bản tích cực có thể đạt được khi các giải pháp chính sách tăng tốc phục hồi được xây dựng dựa trên cải cách nền tảng kinh tế vĩ mô.

“Bước vào năm 2024, Việt Nam càng phải quyết liệt hơn với cải cách thể chế kinh tế để tăng tốc phục hồi tăng trưởng. Tư duy nhấn mạnh hơn vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là phù hợp, song không đủ. Việt Nam phải sớm cụ thể hóa các giải pháp chính sách cho đổi mới sáng tạo gắn với cải thiện năng suất lao động và đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh”, chuyên gia của CIEM kiến nghị.

Đa số chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo tán thành với hai kịch bản dự báo của CIEM. Song, trong bối cảnh thế giới có nhiều bất định, diễn biến khó lường, cần thiết phải có cả kịch bản xấu, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhấn mạnh, “Đây là điều chúng ta không mong đợi nhưng cần đặt ra để sẵn sàng ứng phó”, ông Thành nói. Đồng tình, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, cũng cho rằng cần có thêm kịch bản xấu hơn để có sự thận trọng.

Có thể đặt mục tiêu tăng trưởng 7%?

Cũng theo TS. Lê Duy Bình, nếu nỗ lực ngay từ đầu năm, tăng trưởng 6,48% "không quá khó khăn”. Nhìn về mục tiêu xa hơn theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Giám đốc Economica Việt Nam nhấn mạnh: chúng ta không thể hài lòng với nỗ lực bình thường hiện nay, mà cần nỗ lực phi thường ngay từ thời điểm này. Kịch bản 2 của CIEM dù tốt song chưa tạo áp lực lớn cho các cơ quan, đơn vị. "Cần đưa ra kịch bản tốt hơn" và "tại sao không phải là 7%?”.

Thừa nhận kịch bản tăng trưởng 7% “rất lãng mạn” song Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng “không gì có thể ngăn cản việc đặt ra mục tiêu đó”. Đặt ra kịch bản tham vọng hơn để thúc đẩy những nỗ lực phi thường, tạo áp lực cho các nỗ lực đó, cũng như yêu cầu phải thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn của cả Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương lẫn cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Thực tế, chúng ta có nhiều dư địa để thực hiện những nỗ lực mang tính phi thường. Đó không phải là tăng tín dụng lên 20 - 25%, mà có thể là tăng đầu tư tư nhân”, TS. Lê Duy Bình nêu quan điểm. Theo đó, cần đặt tăng trưởng đầu tư tư nhân quay trở lại mức 10 - 15%. Khi đó, sẽ có đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế. Hay với tăng trưởng xuất khẩu, cần đặt lên mức 8 - 9%, thay vì 5,19% như kịch bản 2; muốn vậy đòi hỏi phải có nỗ lực phi thường để mở rộng thị trường, tạo thuận lợi hóa thương mại, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…

Phải nâng chất lượng tăng trưởng

Theo PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, năm 2024 rất khó đoán định vì những xung đột trên thế giới. Cùng với đó là vấn đề bất động sản của Trung Quốc được ví như quả bom nổ chậm mà nếu khủng hoảng xảy ra sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ở trong nước, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2023 lên tới hơn 170.000 doanh nghiệp (theo Tổng cục Thống kê), cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng năm 2024.

Song, điều ông Tuấn lo ngại là chất lượng tăng trưởng, khi năng suất lao động vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra (năm 2023 chỉ tăng 3,65%, trong khi mục tiêu 5,5 - 6%), mà muốn vượt qua bẫy thu nhập trung bình thì cần tăng trưởng cao hơn. Chi cho khoa học và công nghệ chỉ 2% mà vẫn có nơi trả lại thì làm sao cải thiện năng suất lao động? Vì thế, cần có cú huých chính sách để tạo chuyển dịch trong nghiên cứu - phát triển (R&D), cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

Một vấn đề quan trọng nữa cũng liên quan đến chất lượng tăng trưởng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhìn chung, 5 năm qua, chúng ta đã giữ được ổn định vĩ mô, nhưng cũng ổn định cả chuyển dịch cơ cấu kinh tế là không ổn - ông Tuấn bình luận. Chẳng hạn, năm 2023 tiếp tục thặng dư thương mại nhưng lại giảm xuất nhập khẩu - tất nhiên là do ảnh hưởng của thế giới, song cần làm rõ thặng dư 28 tỷ USD xuất phát từ đâu? Có vẻ chính là các doanh nghiệp trong nước chịu thiệt hại nhiều hơn, khi chúng ta chỉ tập trung ngần ấy thị trường, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực, kiểm soát được chuỗi giá trị, có thị trường tốt hơn, ông Tuấn nhận định, với hàm ý khi làm rõ được vấn đề này cũng cần có giải pháp để qua đó nâng chất lượng tăng trưởng.

Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu
Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu

Chỉ tính riêng trong năm 2023, nhóm doanh nghiệp liên quan hệ sinh thái của MIK Group đã thua lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Với thực trạng thị trường bất động sản đang gặp khó như hiện nay, tương lai gần của nhóm doanh nghiệp này sẽ vô cùng ảm đạm.

Toàn cảnh Hôi thảo
Kinh tế

Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách

Hội thảo Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2024 - Vietnam Digital Finance 2024 (VDF-2024) diễn ra ngày 20.9 tại Hà Nội với chủ đề "Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành tài chính" trong kỷ nguyên số.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Sản xuất ô tô tại Tập đoàn Thaco.
Kinh tế

Nhiều trông đợi từ “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, ngày mai (21.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão Yagi
Kinh tế

Doanh nghiệp đề xuất miễn giảm thuế phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 của nhiều doanh nghiệp phía Bắc rất khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Do vậy, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ thiệt hại thực tế; miễn giảm thuế, phí, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.