Vệ sinh trường học, hỗ trợ xử lý nước và cấp phát thuốc tại vùng lũ Quảng Bình

Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình đã tích cực hỗ trợ các trường học vùng lũ vệ sinh, dọn dẹp; đồng thời xử lý nước sinh hoạt và cấp phát thuốc thiết yếu cho người dân.

Sau hơn 3 ngày ngập sâu, tại các địa bàn “rốn lũ” của tỉnh Quảng Bình, nước đã bắt đầu rút, thời tiết khô ráo. Tranh thủ thời điểm này, người dân đã dọn dẹp nhà cửa, cán bộ công nhân viên được huy động cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng, vệ sinh trường học, công sở để sớm ổn định cuộc sống thường nhật.

z5986741700524-4b0d72b47d05a320e6d2c8fb38730474.jpg
Bộ đội Biên phòng hỗ trợ thầy cô giáo vệ sinh khuôn viên nhà trường. Ảnh: Khánh Trinh

Tại thôn Thượng Phong, xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), một trong những khu vực trũng thấp của “rốn lũ” Lệ Thuỷ, nước ngập sâu có nơi hơn 2m, nay bùn, phù sa và rác phủ kín đất, khiến công tác dọn dẹp vô cùng vất vả.

Thầy cô giáo, cán bộ nhân viên và phụ huynh Trường THCS Phong Thuỷ đã bắt đầu công tác vệ sinh trong ngày 31.10. Cùng với sự hỗ trợ của lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, khối lượng công việc và thời gian đã giảm đi đáng kể.

“Trường THCS Phong Thuỷ bị nước nhấn chìm đến khoảng 2m, thiệt hại chưa được kiểm đếm nhưng nhà trường cũng đã sớm kê cao đồ đạc, tài sản. Thực hiện phương châm “nước rút đến đâu, dọn sạch đến đó”, chúng tôi đã bắt đầu công tác vệ sinh. Đặc biệt, trong hôm nay có sự hỗ trợ của các chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình nên việc xong nhanh hơn, sớm sạch hơn”, Hiệu trưởng Trường THCS Phong Thuỷ Lê Đình Lý cho biết.

z5986747949802-c7ce23c2fb6d1f3fd18fd20a1a8e5ecc.jpg
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình vệ sinh tại các trường học
z5986747944862-d62059907472f873bd04d9a687c20b89.jpg
Người dân cùng các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng vệ sinh trường
465069713-859173783071097-5042688999359598473-n.jpg
Các lực lượng vũ trang hỗ trợ công tác vệ sinh tại huyện Lệ Thuỷ

Trận lũ vừa qua khiến hơn 85.300 học sinh ở Quảng Bình nghỉ học, 84 điểm trường bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, trong đó có 486 phòng học bị ngập nước, có 20 trạm y tế ngâm trong nước lũ. Hiện công tác khắc phục hậu quả lũ lụt đang được chính quyền và người dân địa gấp rút khiển khai, dưới sự hỗ trợ của các chiến sĩ, đơn vị vũ trang.

Hiệu trưởng Trường THCS Phong Thuỷ Lê Đình Lý cho biết thêm, trường dự kiến sẽ đón học sinh trở lại học tập vào ngày 2.11, đảm bảo vệ sinh trong các lớp học cho các em.

Bên cạnh đó, lực lượng quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ một số gia đình khử khuẩn nước giếng sau mưa lũ để sinh hoạt an toàn hơn; đồng thời đến tận nơi thăm khám và cấp phát thuốc tại nhà dân.

Chị Trần Thị Xoan, trú tại thôn Đại Phong, xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ cho hay, sau mưa lũ, người dân rất cần đến nước sạch để sinh hoạt.

“Nước để nấu ăn gia đình dùng tiết kiệm từ nước chai trợ cấp. Còn nước sinh hoạt thì thiếu vô cùng, may sao hôm nay có Bộ đội Biên phòng đến hỗ trợ và hướng dẫn làm sạch nước giếng, gia đình tiện sinh hoạt hơn”.

z5986741685332-d3675475d92e9914a4cc78a9d4057ed1.jpg
Cán bộ quân y khám bệnh cho người dân tại nhà sau bão lụt
z5986751742758-41237ec3dbe32e8acac0f3de3b7ccba1.jpg
Cấp phát thuốc điều trị huyết áp cho người dân

Cũng trong ngày, cán bộ quân y đã khám và phát thuốc huyết áp cho một bệnh nhân lớn tuổi tại địa phương, cấp phát một số loại thuốc da liễu, hỗ trợ hệ tiêu hóa cho người dân.

Hiện huyện Lệ Thủy vẫn còn 2 xã ngập sâu là Phong Thủy và Lộc Thủy. Các lực lượng vũ trang quân đội, công an,…đã được tăng cường để hỗ trợ người dân và chính quyền địa phương dọn dẹp nhà cửa, công sở.

z5986741693716-4df86c8a765b7ced14a3c98d36fda01b.jpg
Cán bộ quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình hướng dẫn người dân vệ sinh nguồn nước

“Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng đã có kế hoạch chỉ đạo cho bộ phận Quân y, chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc, các chất khử trùng, tập trung vào các vùng có nguy cơ ô nhiễm, để kịp thời xử lý, đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ đời sống cho nhân dân”, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình Ngô Văn Bình cho biết.

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).