Về miền đất Tổ tháng Ba

“Em đưa anh đi thăm miền đất Tổ/ Nơi vua Hùng chọn đất đóng đô/ 99 con voi quay đầu chầu Nghĩa Lĩnh/ Vùng đất nơi đây sơn thủy hữu tình”. Lời ca khúc “Phú Thọ quê em” của nhạc sĩ Trần Hồng Khanh như thôi thúc những người con ở khắp mọi miền của Tổ quốc hòa mình vào không khí trang nghiêm, trầm mặc của vùng đất Tổ linh thiêng, để cúi đầu tạ ơn công đức của cha ông đã có công dựng nước… Bởi đây là ngày mà “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”.

Biểu tượng cho tình cảm "máu thịt" của dân tộc

Từng bậc thềm như "cánh cửa" mở lối về của thời gian, đi qua 225 bậc đá men theo sườn núi, chúng tôi đã có mặt tại Đền Hạ - nơi Mẹ Âu cơ đã hạ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Tương truyền rằng, vì Cha Lạc Long Quân vốn là dòng dõi Rồng, không ở được trên cạn nên khi các con khôn lớn, Cha bàn với Mẹ chia các con đi mở mang bờ cõi, 50 người con theo cha đi xuôi về phía biển, 50 người con theo mẹ lên ngược lên non. Trên con đường dài muôn dặm, Mẹ cùng đàn con đã đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Người con cả ở lại nối ngôi cha truyền và lập nên Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của người dân đất Việt, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời vua Hùng trị vì đất nước trong 2621 năm (từ năm Nhâm Tuất 2879 đến năm 258 TCN)… 

Hàng triệu người dân hành hương về miền đất Tổ để bày tỏ lòng biết ơn đối với những bậc tiền nhân
Hàng triệu người dân hành hương về miền đất Tổ để bày tỏ lòng biết ơn đối với những bậc tiền nhân. Nguồn: ITN

Đền Hạ cũng chính là biểu tượng cho tình cảm "máu thịt" của cả dân tộc trong suốt hơn bốn nghìn năm lịch sử và cũng là nơi khởi nguồn cho công cuộc tạo dựng giang sơn gấm vóc đời đời bền vững. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…".

Rời Đền Hạ, đứng trên Đền Thượng, phóng tầm mắt về bốn hướng, cảm phục trước “thiên nhãn” của bậc Quân Vương khi chọn Phong Châu là Kinh đô của Nhà nước Văn Lang. Thuở Hùng Vương tìm đất xây thành, thấy vùng địa linh “Sơn chầu thủy tụ” vô cùng đắc địa, tả có sông Hồng đỏ nặng phù sa và sừng sững ngọn Ba Vì hùng vĩ, hữu có sông Lô nước xanh trong lững lờ trôi xuôi và xa xa là ngọn Tam Đảo, bèn chọn núi Nghĩa Lĩnh làm nơi đóng đô. Phía Tây Bắc là những dãy đồi núi trùng điệp hình như 99 con voi chầu về. Thế núi hình sông thuận lợi cho việc “Tiến khả dĩ thủ" có đâu bằng…

Trong số hàng triệu người dân về miền đất Tổ những ngày này, có những cụ đã ở độ xưa nay hiếm nhưng vẫn vượt hàng trăm cây số để hành hương về núi Nghĩa Lĩnh dâng hương trước bàn thờ Tiên Tổ. Cụ Nguyễn Thị Bính (80 tuổi, ở Thanh Hóa) xúc động chia sẻ: Sau gần 30 năm quay trở về đây, tôi rất ngạc nhiên vì sự thay đổi của Khu di tích Đền Hùng, nơi đây cảnh quan đẹp hơn rất nhiều. Đặc biệt, đường lên các Đền được cải tạo dễ đi nên dù tuổi đã cao nhưng vẫn có thể lên được đến Đền Thượng để thắp nén hương thơm tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân.

Ý thức được trọng trách của vùng đất khởi nguồn dựng nước, nhiều năm qua, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức chu đáo Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng cho biết: Lễ hội Đền Hùng năm nay gắn liền Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ diễn ra từ ngày 9 - 18.4 (tức ngày 1 - 10 tháng 3 Âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (TP. Việt Trì) và các huyện, thị, thành phố trong toàn tỉnh. Ngoài phần lễ, người dân và du khách thập phương còn được trải nghiệm và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc như: chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hội tụ non sông” và bắn pháo hoa tầm cao; hội trại văn hóa và tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ; trình diễn hát Xoan làng cổ…

Hiện thực hóa khát vọng từ những lợi thế

Thời đại Hùng Vương đã lắng đọng thành những trầm tích của văn hóa. Đến hôm nay, những trầm tích của chốn linh thiêng ấy vẫn hiển hiện như có tiếng “Trống đồng dội tới núi sông dậy sấm anh hùng” (lời GS. Vũ Khiêu) và thực sự là điểm tựa vững chắc cho Phú Thọ phát triển.

Tại phường Bạch Hạc (nằm ở phía Đông Nam của TP. Việt Trì), có 1 Di tích lịch sử cấp Quốc gia là Khu Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đền Tam Giang và chùa Đại Bi, 5 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, thành phố. Hàng năm, phường tổ chức các lễ hội như: Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ; lễ hội Đền Quách An Nương. Đáng chú ý, vào dịp mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, còn có các hoạt động lễ hội bơi chải truyền thống trên sông Lô, tế lễ, rước nước ngã ba sông... Với nhiều tiềm năng, lợi thế, phường Bạch Hạc được UBND tỉnh Phú Thọ lựa chọn xây dựng thành điểm đến du lịch cộng đồng, văn hóa tâm linh và trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn, mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.

Cùng với những “trái ngọt” trên lĩnh vực văn hóa, du lịch, ở các trụ cột kinh tế khác cũng đã tạo nên nhiều bứt phá. Đặc biệt, trong năm bản lề 2023, vượt qua những khó khăn thách thức, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan trên tất cả các lĩnh vực với toàn bộ 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 đều đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, kinh tế đạt mức tăng trưởng 7,58% (nằm trong nhóm 15 địa phương có tốc độ tăng khá trong cả nước; đứng thứ 3/14 tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ)…

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Minh Châu, dù có nhiều khó khăn thách thức, song Phú Thọ quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2024, tạo tiền đề vững chắc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, phấn đấu sớm hiện thực hóa khát vọng đưa Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.

Tỉnh cũng tập trung nguồn lực hình thành chuỗi liên kết khu vực động lực của vùng tại vành đai Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ và từng bước hình thành các trung tâm phát triển về du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại và logistics của tiểu vùng Tây Bắc. Đồng thời, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với sử dụng bền vững tài nguyên, hệ sinh thái. Cùng với đó, bảo tồn, phát huy giá văn hóa vùng Đất Tổ với hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; phát triển thành phố Việt Trì trở thành Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam…

Văn hóa - Thể thao

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.