Lượng khách quốc tế đến Việt Nam quý I cao nhất từ trước đến nay

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 đạt trên 2 triệu lượt, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I.2025, tổng lượng khách đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay.

Về quy mô thị trường, trong 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam, Trung Quốc xếp thứ nhất với 1,58 triệu lượt, Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ hai với 1,26 triệu lượt. Hai thị trường này đóng góp 47% tổng số khách đến Việt Nam.

Các thị trường xếp sau là Đài Loan (xếp thứ 3 với 331 nghìn lượt), Mỹ (xếp thứ 4 với 259 nghìn lượt), Campuchia (xếp thứ 5 với 234 nghìn lượt), Nhật Bản (xếp thứ 6 với 226 nghìn lượt). Các vị trí tiếp theo là Australia (147 nghìn lượt), Ấn Độ (143 nghìn lượt), Malaysia (141 nghìn lượt), Nga (125 nghìn lượt).

khach-quoc-te-quy-1.png
10 thị trường gửi khách hàng đầu qý I.2025 (nghìn lượt). Nguồn: Cục Du lịch Việt Nam

Động lực tăng trưởng chính đến từ thị trường lớn Trung Quốc với mức tăng 78,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó các thị trường chính khác tăng tích cực: Hàn Quốc (+2,2%), Đài Loan (+10,2%), Mỹ (+11,3%), Nhật Bản (+26,3%), Australia (11,0%), Ấn Độ (23,3%).

Các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng tốt, trong đó có Campuchia +105,6%, Philippines +95,1%, Lào +52,7%, Indonesia +6,9%, Thái Lan +4,7%.

Các thị trường ở châu Âu tiếp tục tăng trưởng hai con số, nhất là các thị trường được hưởng chính sách đơn phương miễn thị thực như: Anh (+23,5%), Pháp (+28,3%), Đức (+23,3%), Ý (+29,0%), Tây Ban Nha (+17,5%), Đan Mạch (+17,6%), Thụy Điển (+18,7%), Na Uy (+16,0%). Đặc biệt thị trường Nga tăng mạnh, +110,5%.

img-3289tb.jpg
Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay. Nguồn: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Thị trường Ba Lan và Thụy Sỹ cũng ghi nhận gia tăng lượng khách, tăng lần lượt 52,9% và 14,1% so với cùng kỳ năm 2024. Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, đây là hiệu quả đến từ việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về việc miễn visa ngắn hạn cho công dân Ba Lan, Séc và Thụy Sỹ từ 1.3.2025 - 31.12.2025 theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025. Chính sách này được kỳ vọng sẽ tạo động lực thu hút nhiều hơn lượng khách từ 3 thị trường châu Âu này trong năm 2025.

Tiếp nối đà hồi phục khách quốc tế 98% năm 2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I.2025 đạt trên 6 triệu lượt, tăng 134% so với cùng kỳ 2019. Đây cũng là số lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế năm 2025, ngành du lịch đang tập trung triển khai quyết liệt chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025 mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động cũng như đổi mới phương thức xúc tiến, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, điểm đến Việt Nam.

Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.