"Hùng Vương"

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại ngôi đình ghi dấu ấn đầu tiên của người Việt trên đất Tây Nguyên
Văn hóa

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại ngôi đình ghi dấu ấn đầu tiên của người Việt trên đất Tây Nguyên

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10.3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa dân tộc và cũng là dịp để Nhân dân các dân tộc hướng về cội nguồn, tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến công ơn các vị Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Về miền đất Tổ tháng Ba
Văn hóa - Thể thao

Về miền đất Tổ tháng Ba

“Em đưa anh đi thăm miền đất Tổ/ Nơi vua Hùng chọn đất đóng đô/ 99 con voi quay đầu chầu Nghĩa Lĩnh/ Vùng đất nơi đây sơn thủy hữu tình”. Lời ca khúc “Phú Thọ quê em” của nhạc sĩ Trần Hồng Khanh như thôi thúc những người con ở khắp mọi miền của Tổ quốc hòa mình vào không khí trang nghiêm, trầm mặc của vùng đất Tổ linh thiêng, để cúi đầu tạ ơn công đức của cha ông đã có công dựng nước… Bởi đây là ngày mà “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”.

Tìm về nguồn cội
Chính sách và cuộc sống

Tìm về nguồn cội

Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa, những cư dân Việt cổ đầu tiên sống thành từng bộ tộc, bộ lạc, săn bắt và hái lượm giữa cõi rừng núi thâm u. Để cải tạo thiên nhiên hung bạo thuở hồng hoang, chống lại các thế lực ngoại bang xâm lấn, và bởi lẽ sinh tồn, các bộ tộc cổ xưa trên đất Việt đã sớm có ý thức cố kết cộng đồng. Các bộ lạc thống nhất, cùng dựng nên nhà nước Văn Lang, người đứng đầu bộ Lạc Việt làm vua, sử sách gọi là vua Hùng. Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời, đến đời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương đời thứ 18) thì Người chỉ còn lại 2 nàng công chúa. Hùng Duệ Vương tuổi già sức yếu, đất nước luôn bị ngoại bang dòm ngó, chiến tranh liên miên. Hùng Duệ Vương mời thần Tản Viên về cung và có ý định nhường ngôi, nhưng Tản Viên đã chối từ.