Về dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi): Có tính đến sức “chịu đựng” của nông dân?

Duy trì mức 5% hay đưa về mức 0% đối với một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp để bảo đảm tính công bằng trong chính sách thuế? Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại Phiên họp toàn thể mới đây của Ủy ban Tài chính - Ngân sách khi cho ý kiến thẩm tra vào dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

      Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành quy định mức thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân hoặc là đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là nên áp mức thuế suất như thế nào đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp? Khoản 2, Điều 7 của dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) quy định: Mức thuế suất 5% được duy trì áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ, gồm: Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; Dịch vụ sản xuất nông nghiệp như cầy, bừa đất, đào đắp, nạo vét kênh mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho vật nuôi, cây trồng, thu hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp... Tuy nhiên, giữa thực tế và quy định của dự thảo luật lại nảy sinh vấn đề mâu thuẫn và không hợp lý. Theo một số ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, với mức thuế như vậy, người nông dân phải gánh thêm khoản thuế VAT, tức là phải chịu thêm một khoản chi phí, khi sử dụng các sản phẩm, hàng hóa đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nhưng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp - sản phẩm “đầu ra”  lại không có bất cứ chứng từ hóa đơn tài chính nào, nên không được khấu trừ thuế. Vậy phải chăng nếu vẫn quy định như dự thảo luật thì có vẻ như ép người nông dân?
      Cách đặt vấn đề như trên không phải là không có cơ sở. Trong tình cảnh người nông dân vẫn còn băn khoăn, bỡ ngỡ trước quá trình hội nhập kinh tế và những lợi ích đem đến cho họ chưa rõ ràng, trong khi những ám ảnh luôn vây quanh như giá cả vật tư tăng vọt, thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh. Người nông dân chịu nhiều bất lợi trong sản xuất, luôn bị thiên tai, dịch bệnh đe dọa và lại không chủ động quyết định được sản phẩm của mình làm ra, hoàn toàn lệ thuộc vào giá cả thị trường và các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, đại bộ phận những người làm nông nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, đất đai canh tác phân tán thì việc ban hành chính sách như vậy đang là những trở ngại, trở thành những rào cản mà tự thân người nông dân không dễ gì vượt qua. Trước thực tế đó, ĐBQH Trần Hồng Việt (Hậu Giang) đề nghị cần xem xét, cân nhắc theo hướng giảm thuế suất các hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp xuống mức 0% nhằm tăng khả năng chịu đựng của người nông dân. Hiện nay, nếu so với các nước đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới, mức hỗ trợ trong lĩnh vực này của nước ta là rất thấp, cùng với những tác động thời tiết, dịch bệnh, nếu vẫn duy trì mức 5% sẽ khiến cho đời sống của người nông dân ngày càng khó khăn hơn. 
      Vậy có nên áp dụng mức thuế suất 0% đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp? Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung - đại diện Ban soạn thảo cho biết: Vấn đề lớn đặt ra khi sửa luật là cần tuân thủ theo nguyên tắc duy trì nguồn thu nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực. Việc áp thuế 0% như đề nghị sẽ không khả thi vì thực tế hiện nay ở nước ta có tới hàng triệu hộ nông dân không có sổ sách để theo dõi, hạch toán sản lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra- một yếu tố quan trọng trong kê khai hoàn thuế. Vì vậy, với điều kiện chưa thể thu thuế trực tiếp từ sản xuất nông nghiệp sẽ vẫn phải áp dụng mức thuế suất thấp nhất là 5% như quy định trong dự thảo luật. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhìn nhận: Sở dĩ có nhiều băn khoăn như trên là hiện nay nền kinh tế thị trường ở nước ta là đang trong giai đoạn hoàn thiện nên tính độc quyền là khá hiện hữu. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là giá phân bón trên thị trường thời gian qua tăng cao chủ yếu mang tính độc quyền. Theo Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển, hiện cũng không có quốc gia nào áp thuế VAT 0% đối với hàng hóa tiêu dùng trong nước, và mức này chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu. Vì vậy, nếu áp dụng sẽ sinh ra những vấn đề méo mó, vì khi đó bắt buộc nhà nước phải lấy ngân sách để hoàn thuế cho doanh nghiệp cung ứng, đồng nghĩa với giảm nguồn thu, và chưa chắc người dân đã được hưởng lợi từ chính sách này do tính độc quyền của các doanh nghiệp cung ứng. Do đó, thay vì giảm thuế, cần thiết tăng mức hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thông qua tăng đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến, duy trì đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp... là giải pháp cần tính đến.
      Thuế GTGT là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nhưng luôn có tính chất hai mặt liên quan đến cơ chế quản lý thị trường và sức chịu đựng của các đối tượng điều chỉnh. Có lẽ việc bảo đảm công bằng tuyệt đối của một chính sách thuế, nhất là với thuế GTGT sẽ là rất khó thực hiện. Nhưng qua lần sửa đổi Luật Thuế GTGT lần này, Ban soạn thảo cũng cần phải tính toán tới mức độ tác động của chính sách tới đời sống KT- XH khi luật chính thức có hiệu lực. Thông qua đó, phải có những phân tích, dự báo chính xác và mang tính chất bao trùm tới sức chịu đựng của các đối tượng điều chỉnh, đồng thời bảo đảm mục tiêu không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách cũng như việc tránh làm mất tính độc lập của công cụ thuế.

NGỌC TUẤN

Luật trong cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.