Sáng chế không chuyên

Vẫn tự mình xoay sở

Không phòng thí nghiệm. Không kinh phí hỗ trợ. Chỉ có đam mê và nhu cầu từ chính công việc của bản thân và gia đình, làng, xã, những nhà sáng chế không chuyên đã tự sáng tạo ra những sản phẩm hiệu quả, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao sức sản xuất, giúp ích cho đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, phần đông các nhà sáng chế không chuyên làm ra sản phẩm từ ý tưởng sáng tạo nhưng lại chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã để có thể thương mại hóa. Họ vẫn tự mình xoay sở.

Lận đận đam mê

Những nhà sáng chế không chuyên - họ là những người đại diện cho sức mạnh sáng tạo của nhân dân, lao động thầm lặng, kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão nghiên cứu sáng tạo để có những đóng góp giá trị cho cộng đồng và xã hội. Nhưng dường như, những nhà sáng chế không chuyên vẫn còn đơn độc trên con đường sáng tạo. Không giống như các nhà nghiên cứu hàn lâm, chuyên nghiệp trong các cơ sở nghiên cứu nhà nước hay doanh nghiệp được hỗ trợ bởi các nguồn lực tài chính, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, các phụ tá nghiên cứu…, các nhà sáng chế không chuyên lâu nay vẫn phải đơn độc xoay xở, tự đảm nhiệm mọi vai, từ nhà nghiên cứu, thiết kế, nhà đầu tư, thợ cơ khí chế tạo, nhà truyền thông, người bán hàng. Đôi khi, vì theo đuổi đam mê nhưng không thành công, nhiều nhà sáng chế không chuyên lâm vào cảnh nợ nần, bị thui chột ý chí sáng tạo.

Chúng tôi gặp gỡ nhà sáng chế Phạm Thanh Liêm (Đồng Tháp) nhân dịp anh ra Thủ đô tham dự buổi gặp mặt các nhà sáng chế không chuyên do Bộ KHCN tổ chức. Bằng đam mê sáng tạo của mình, anh tự mày mò, tạo bản thiết kế, tự vay mượn tiền của anh em họ hàng và đã chế tạo thành công các sản phẩm như máy sạ hàng, máy phun thuốc, máy gặt đập liên hợp. Các sản phẩm của anh Phạm Thanh Liêm được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp với số lượng cung cấp ra thị trường trong 6 năm qua khoảng 1.000 máy, trong đó, 30% số máy này được xuất khẩu ra thị trường quốc tế, bao gồm các nước Mozambique, Campuchia, Nigeria. Khi được hỏi, triển khai các ý tưởng của mình, anh có nghĩ đến việc tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho các nhà sáng chế như mình không, anh trả lời rằng: “Xuất phát từ đam mê và mình làm thôi, mình cũng không biết và không tìm hiểu xem Nhà nước có hỗ trợ gì. Từ khi mình làm ra các sản phẩm, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế nhưng cũng chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ Nhà nước”.

Giống như anh Phạm Thanh Liêm, rất nhiều nhà sáng chế không chuyên đam mê và tự mình đeo đuổi đam mê của mình. Rất ít người dành thời gian tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các sáng kiến, nhà sáng chế. Nhiều trường hợp, khi tìm đến các cơ quan quản lý nhà nước thì lại mong chờ có được sự hỗ trợ về tài chính, mà không để tâm đến các hỗ trợ khác có thể có như sự kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, các viện, trường nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Bởi thế, nhiều sản phẩm của bà con làm ra có ý tưởng rất tốt, song lại chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểu dáng công nghiệp để có thể thương mại hóa; nhiều nhà sáng chế vẫn chỉ làm ở mức thủ công nên sản phẩm còn chưa được hoàn thiện các tính năng.

Chia sẻ về sản phẩm xe xúc lật 180 độ và máy trộn tự vận hành, nhà sáng chế Đặng Thanh Lâm - một thợ sửa cơ khí của Quảng Bình cho biết, sản phẩm của anh có thể thay thế được sức lao động của 20 công nhân, có thể làm việc trong điều kiện chật hẹp, khó quay trở phương tiện, phù hợp với công trình thi công nông thôn. Tuy nhiên đến nay anh chưa muốn phát triển rộng rãi vì sản phẩm chưa được bảo hộ quyền sáng chế. Thủ tục đăng ký độc quyền thì quá rườm rà phức tạp, đi nhiều ngõ ngách. Chia sẻ về quá trình tạo ra sản phẩm, anh Lâm cũng cho biết chưa từng nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ địa phương cho đến cơ quan chủ quản. Tác giả của sản phẩm xe xúc lật 180 độ mong muốn được Chính phủ hỗ trợ được vay với lãi suất của nông dân để có thể mạnh dạn hơn nữa trong quá trình đầu tư cho sáng chế, vì hiện nay chưa có một cơ chế nào hỗ trợ lãi suất 0% cho các nhà sáng chế không chuyên.

Nhà sáng chế Lê Phước Lộc ở Tiền Giang, người đã sáng tạo ra các sản phẩm kéo cắt tỉa đa năng, vòi phun nước, cần bao quả cho biết, từ năm 2003 đến nay, mỗi năm ông bán trên 1.000 cây kéo cắt tỉa cho ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông; riêng 2014, đã sản xuất và cung ứng cho thị trường khoảng 15 nghìn sản phẩm cần bao quả, doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng/2014, tạo việc làm cho 20 lao động. Hiệu quả, lợi ích sản phẩm là thế, xong ông cũng không ít trăn trở, suy tư trong quá trình sáng tạo và phát triển sản phẩm. Mỗi sản phẩm đều được bắt đầu từ ý tưởng rồi mày mò bản vẽ, dành dụm tiền bạc tự lực, rồi thực hiện. Không biết bao nhiêu lần thất bại mới đến được thành công. Ông Lộc hy vọng Đảng, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi hơn nữa cho sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Chờ chính sách đột phá cho sáng tạo được nhân lên mạnh mẽ

Rõ ràng, nếu các sáng chế đơn độc trên con đường sáng tạo thì rất khó để các sản phẩm, ý tưởng sáng tạo có thể thành các sản phẩm hoàn thiện vào thị trường. Bộ KHCN chủ trương hỗ trợ để các nhà sáng chế có thể tự thành lập các doanh nghiệp KHCN của mình và hưởng các ưu đãi. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp là một chuyện, nhưng vận hành doanh nghiệp là cả một vấn đề đối với những nhà khoa học “chân đất” khi họ còn thiếu nhiều kỹ năng, kiến thức. Nhà sáng chế Lê Phước Lộc mong muốn Bộ KHCN thành lập Hội những người sáng chế để những nhà sáng chế không chuyên có cơ hội sinh hoạt, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, cùng sáng chế và chia sẻ. Hơn nữa, những sáng chế của Hội sẽ có được sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học. Chính sự chung tay đồng hành ấy mới có thể giúp những nhà sáng chế đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách nhanh nhất, hữu ích nhất, trở thành sản phẩm hàng hóa phục vụ cho xã hội.

Trong buổi gặp mặt các nhà sáng chế không chuyên mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển, nghiên cứu, ứng dụng KHCN, trong đó có coi trọng việc phát huy tính năng động, sáng tạo, sáng chế trong nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp của các nhà khoa học không chuyên trong công tác nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế và mong muốn phong trào nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế trong nhân dân tiếp tục được phát huy, nhân lên mạnh mẽ hơn nữa, góp phần tạo ra những sản phẩm, công cụ áp dụng vào sản xuất, vào cuộc sống... để sản xuất hiệu quả hơn, cuộc sống ngày càng tốt hơn, người lao động bớt vất vả, nặng nhọc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ sẽ ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa, tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất cũng như tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế của người dân. Với tinh thần như vậy, Thủ tướng yêu cầu Bộ KHCN cũng như các bộ, ngành liên quan hết sức quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế về KHCN, trước hết là hỗ trợ về vốn; hỗ trợ trong bảo hộ, sở hữu trí tuệ; hỗ trợ về giới thiệu, quảng bá, về thị trường, thuế để các sản phẩm sáng tạo được ứng dụng rộng trong cuộc sống, sản xuất...

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.