Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết 57 và Nghị quyết 193 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Theo Phó Chủ nhiệm Trần Hồng Nguyên, công cuộc phát triển khoa học, công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời kỳ đổi mới. Có thể điểm lại nhiều văn bản của Đảng đã được ban hành các thời kỳ, cụ thể như: Nghị quyết số 02 ngày 24.12.1996 của Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII; Nghị quyết số 20 ngày 1.11.2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI; Nghị quyết số 52 ngày 27.9.2019 của Bộ Chính trị khóa XIII; Kết luận 69 ngày 11.1.2024 của Bộ Chính trị khóa XIII. Trên cơ sở các Nghị quyết này, đặc biệt là Nghị quyết số 20 đã thể chế hóa thành Luật Khoa học và công nghệ năm 2013.

tran-hong-nguyen1.jpg
TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Dù đã có văn bản của Đảng, có luật, nhưng thực tiễn cho thấy, cơ chế thực thi để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống chưa thực sự hiệu quả, tư duy của hệ thống quản lý chậm đổi mới. Do đó, cho đến nay có thể nhận thấy khoa học và công nghệ vẫn chưa thực sự thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, chưa tương xứng với vai trò “nền tảng, động lực” và “quốc sách hàng đầu” như kỳ vọng.

Trong bối cảnh như vậy, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của đất nước, là đột phá quan trọng hàng đầu với những mục tiêu cụ thể đã được đề ra trong Nghị quyết. Nghị quyết đã đưa ra các giải pháp chưa từng có, đưa ra các mục tiêu lớn như mục tiêu trở thành nước đang phát triển với nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Tăng đầu tư cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong bối cảnh nhiều năm qua, chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này thường dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước, không năm nào đạt mức yêu cầu Nghị quyết 20 và Luật Khoa học và công nghệ đề ra. Chúng ta mong muốn, nhưng khả năng thực tế rất nỗ lực mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Chúng ta cũng đưa ra đột phá về tư duy trong quản lý đầu tư ngân sách nhà nước và chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.

ts-tranhongnguyen-7.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội, TS. Trần Hồng Nguyên chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Ngày 22.12.2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 57. Đầu tháng 2 vừa qua, Quốc hội cũng đã tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ Chín để xem xét nhiều nội dung và kịp thời thể chế hóa Nghị quyết 57 - nội dung quan trọng được Tổng Bí thư quan tâm, đã được nêu tại nhiều diễn đàn về vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp thông minh nói riêng.

Đây là lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng sau khi ban hành một thời gian rất ngắn, Quốc hội đã thông qua 1 Nghị quyết để thể chế hóa với những cơ chế, chính sách đặc thù. Cần nhắc lại rằng, thời gian chuẩn bị dự thảo và trình Nghị quyết với một quy trình rất phức tạp nhưng Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, đặc biệt là các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ Môi trường đã rất nỗ lực, trách nhiệm xây dựng dự thảo, tiếp thu kiến của đại biểu Quốc hội.

Theo đánh giá chung của đại biểu cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà khoa học ghi nhận, đánh giá cao Nghị quyết của Quốc hội vừa được ban hành. Cá nhân tôi cũng rất ủng hộ và kỳ vọng Nghị quyết này sẽ sớm đi vào thực tế về mặt nội dung cũng như về thời gian, phát huy tác dụng trong thời gian sớm nhất.

Cả hệ thống phải vận hành, phải rất nỗ lực

Để Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đi vào cuộc sống, Phó Chủ nhiệm Trần Hồng Nguyên cho rằng, cả hệ thống phải vận hành, rất nỗ lực, khẩn trương thì mới có thể đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Tiếp đó, cần rà soát văn bản có liên quan cũng như về cán bộ, công chức, viên chức, về tài sản công, sở hữu trí tuệ, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng tiền thế nào, cơ chế ra sao… bởi đây là những việc cụ thể, sát sườn cho việc thực hiện Nghị quyết.

ts-tranhongnguyen-5.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội, TS. Trần Hồng Nguyên chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Thứ ba, vì là thí điểm, đặc thù, vì chưa từng có tiền lệ, nên trong quá trình tổ chức thực hiện, chắc chắn sẽ gặp vướng mắc, khó khăn từ nhiều phía, đặc biệt là từ các đối tượng áp dụng, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà quản lý. Bởi vậy, Chính phủ nên giao cho một đơn vị nào đó giúp Chính phủ trong quá trình triển khai Nghị quyết. Đơn vị này cần phản ứng nhanh, tổng hợp các ý kiến, thường xuyên tổng hợp thông tin, báo cáo Chính phủ. Cái gì thuộc thẩm quyền của bộ ngành thì phải chỉ đạo nhanh để xử lý.

Cuối cùng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự thành công khi thực hiện 2 Nghị quyết này. Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút nhân tài ở nước ngoài để hỗ trợ, hợp lực với nhà khoa học, chuyên gia trong nước. Với chuyên gia ở nước ngoài, nên có cơ chế linh hoạt hơn, để các nhà khoa học dù ở nước ngoài nhưng vẫn có thể cống hiến, đóng góp được. Vì nếu chỉ tập trung vào chính sách thu hút về nước sẽ khó do cần có nhiều điều kiện cần thiết đi theo để nghiên cứu, nên cần linh hoạt trong chính sách thu hút – Phó Chủ nhiệm Trần Hồng Nguyên nhấn mạnh.

Khoa học

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Ảnh minh họa
Khoa học

Cấp ngân sách cho nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ theo cơ chế quỹ

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cần thực hiện cấp ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học công nghệ theo cơ chế quỹ, tức là tiền luôn được bố trí chờ đề tài. Kinh phí nghiên cứu được phân bổ và giao cho các quỹ khoa học, công nghệ ngay từ đầu năm tài chính mà không cần danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt trước. Đề tài được phê duyệt bất kể thời điểm nào trong năm thì được cấp kinh phí ngay, chứ không phải theo cơ chế dự toán ngân sách trước một năm.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.