Bộ Khoa học và Công nghệ công bố lãnh đạo sau hợp nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì và trao quyết định cho lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.

Tại buổi lễ, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ đã thông báo một số thay đổi về tổ chức, bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ sau hợp nhất. Theo đó, các đơn vị hợp nhất của 2 Bộ Thông tin và Truyền thông trước đây và Bộ Khoa học và Công nghệ (cũ) gồm: Hợp nhất 6 đơn vị tham mưu tổng hợp của 2 Bộ, bao gồm: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Pháp chế, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Hợp tác quốc tế.

d0d3e8ad-2f48-42d7-8212-1a7bc165aed2.jpg
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng trao Quyết định, tặng hoa chúc mừng 5 Thứ trưởng: Bùi Thế Duy, Lê Xuân Định, Hoàng Minh, Phạm Đức Long, Bùi Hoàng Phương.

Hợp nhất Trung tâm Thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông với Trung tâm Công nghệ thông tin của Bộ Khoa học và Công nghệ thành Trung tâm Công nghệ thông tin; hợp nhất Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo và Vụ Ứng dụng công nghệ và Tiến bộ kỹ thuật thành Cục Đổi mới sáng tạo.

Hợp nhất Vụ Năng lượng nguyên tử và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thành Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; hợp nhất Vụ Công nghệ cao và Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật thành Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Hợp nhất Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông; Trường đào tạo Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông và Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Bộ Khoa học và Công nghệ thành Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ.

Học viện do Thủ tướng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, do vậy, các đơn vị được hợp nhất vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Thủ tướng ban hành Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ.

c0cab8b8-1c4b-4bca-b487-824627a73789.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao các quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ

5 đơn vị được đổi tên, gồm: Vụ Kinh tế số và Xã hội số đổi tên thành Vụ Kinh tế và Xã hội số; Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ đổi tên thành Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ; Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông đổi tên thành Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin; Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ đổi tên thành Cục Khởi nghiệp Doanh nghiệp Công nghiệp; Cục Thông tin, thống kê và đánh giá khoa học đổi tên thành Cục Thông tin, thống kê.

Đơn vị kết thúc hoạt động: Vụ Khoa học và Công nghệ của Bộ Thông tin và Truyền thông trước đây; Cục An toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các đơn vị chuyển sang Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Thông tin đối ngoại; Cục Thông tin cơ sở; Cục Xuất bản, In và Phát hành. Báo VietNamNet hiện đang thực hiện thủ tục báo cáo Chính phủ xem xét, phê duyệt chuyển sang Bộ Dân tộc và Tôn giáo…

Tại lễ công bố, Vụ Tổ chức Cán bộ cũng thông báo về việc thành lập Đảng bộ Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, Đảng bộ Bộ Khoa học và Công nghệ là Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở đảng, thuộc Đảng bộ Chính phủ có 54 tổ chức đảng trực thuộc với 4.135 đảng viên và Quyết định có hiệu lực từ 1.3.

52c97b74-8ba2-4570-a34a-7e117a572a09.jpg
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng

Cùng ngày, Đảng uỷ Chính phủ đã ban hành Quyết định chỉ định tham gia ban chấp hành Ban Thường vụ Đảng uỷ, Bí thư Đảng uỷ của Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2020 - 2025 đợt 1 với 16 đồng chí. Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng là Bí thư Đảng uỷ Bộ.

Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giáo dục

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, hiệu ứng từ Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ tạo luồng gió mới và thời gian tới chắc chắn sẽ có chuyển động mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Toàn cảnh họp báo
Khoa học - Công nghệ

Xây dựng nền tảng cho Al tại Việt Nam với dữ liệu tiếng Việt mã nguồn mở

Sáng 14.3, tại Hà Nội, Meta, phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính tổ chức họp báo công bố chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al) tại Việt Nam.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính

Tại Hội nghị Di động Thế giới MWC 2025, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với InsureMO (Singapore), nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới. Sự hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược số hóa lĩnh vực tài chính - bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Viettel với vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network
Khoa học - Công nghệ

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network

Công an thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền số Pi Network sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Bởi theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, hiện nay tiền ảo nói chung và đồng tiền ảo Pi nói riêng chưa được coi là tài sản. Do đó, những vụ việc, vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến các hoạt động giao dịch đồng tiền ảo, đồng Pi rất rủi ro, khó được pháp luật bảo vệ, xử lý. Đồng thời theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.