Đào tạo nhân lực chất lượng cao - xung lực từ Nghị quyết 57

Sáng nay, 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Tọa đàm Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57.

1z3a4058.jpg
Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Tham dự tọa đàm có: TS. Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội; PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TS. Chử Đức Trình - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông; TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT; PGS.TS. Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa; ông Nguyễn Thế Hùng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades).

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim nhấn mạnh, Nghị quyết 57 -NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người/1 vạn dân; có từ 40 - 50 tổ chức khoa học và công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới; số lượng công bố khoa học quốc tế tăng trung bình 10%/năm…

Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim phát biểu khai mạc tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim phát biểu khai mạc tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Để cụ thể hóa Nghị quyết 57, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình hành động với 7 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, nhóm nhiệm vụ thứ tư về Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

“Những chủ trương, quyết sách mạnh mẽ của Nghị quyết 57 và cơ chế, chính sách đặc biệt từ Nghị quyết 193 của Quốc hội khi được triển khai cụ thể theo Chương trình hành động của Chính phủ sẽ tạo ra xung lực và cơ hội lớn cho các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” – Phó Tổng Biên tập Lê Thanh Kim nhấn mạnh.

Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Làm thế nào để cơ chế, chính sách nhanh chóng đi vào thực tiễn tạo ra những chuyển biến thực chất trong giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao? Thực tế, chúng ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức nào; điều gì đang là rào cản trong việc nâng cao chất lượng đào tạo? Cần có những giải pháp cụ thể gì trong quản lý, cũng như quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao?

Những chia sẻ của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý giáo dục và đại diện doanh nghiệp tại tọa đàm sẽ góp tiếng nói quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện các quyết sách, mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Ngày 22.12.2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nghị quyết 57 không chỉ là định hướng, mà còn là cam kết chính trị mạnh mẽ nhằm giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội và ứng phó với thách thức trong thời đại công nghệ và số hóa. Nghị quyết đặt ra các mục tiêu chiến lược, trong đó có đẩy mạnh giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ tiên tiến.

Một số hình ảnh các đại biểu chia sẻ tại tọa đàm:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

1z3a4075.jpg
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
1z3a4083.jpg
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
1z3a4097.jpg
Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS. Chử Đức Trình chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
1z3a4103.jpg
Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS. Chử Đức Trình chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
1z3a4117.jpg
Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, PGS.TS. Đặng Hoài Bắc chia sẻ tại tọa đàm
1z3a4130.jpg
Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, PGS.TS. Đặng Hoài Bắc chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
1z3a4166.jpg
Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT, TS. Lê Trường Tùng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
1z3a4175.jpg
Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT, TS. Lê Trường Tùng chia sẻ tại tọa đàm
1z3a4147.jpg
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, PGS.TS. Nguyễn Phú Khánh chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
1z3a4146.jpg
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, PGS.TS. Nguyễn Phú Khánh chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
1z3a4209.jpg
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Khoa học

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Ảnh minh họa
Khoa học

Cấp ngân sách cho nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ theo cơ chế quỹ

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cần thực hiện cấp ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học công nghệ theo cơ chế quỹ, tức là tiền luôn được bố trí chờ đề tài. Kinh phí nghiên cứu được phân bổ và giao cho các quỹ khoa học, công nghệ ngay từ đầu năm tài chính mà không cần danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt trước. Đề tài được phê duyệt bất kể thời điểm nào trong năm thì được cấp kinh phí ngay, chứ không phải theo cơ chế dự toán ngân sách trước một năm.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.