Lễ hội Trung thu 2024 được tổ chức tại Ninh Bình

Lễ hội là sân chơi để thiếu nhi tìm hiểu về các phong tục truyền thống của dân tộc dịp Tết Trung thu. 

Lễ hội Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13 - 16.9, tại thành phố Ninh Bình, do Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình cùng các cơ quan liên quan tổ chức.

Tổ chức Lễ hội Trung thu năm 2024 tại Ninh Bình -0
Lễ hội là sân chơi để các em nhỏ tìm hiểu về các phong tục truyền thống của dân tộc. Nguồn: TLVH

Tại lễ hội, khách tham quan và các em nhỏ được khám phá Không gian sắp đặt "Tết Trung thu qua những món đồ chơi" với khu trưng bày và trải nghiệm làm các loại đồ chơi Trung thu truyền thống như đèn kéo quân, đầu lân sư, tiến sĩ giấy, mặt nạ giấy bồi, lồng đèn cá chép, đèn ông sao, tò he, thiên nga bông, trống ếch...

Ngoài ra, du khách còn được tìm hiểu về lịch sử làng nghề, cùng nghệ nhân làm sản phẩm gốm, đan móc thủ công, in tranh dân gian - họa màu, làm dép lốp, ép hoa khô, thêu thổ cẩm, chần bông ghép vải, làm bánh truyền thống...

Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức như đi xe đạp một bánh, thăng bằng trên con lăn, bóng, thang tre; cà kheo, tung hứng, lắc vòng; bóng bay nghệ thuật... Nghệ thuật múa rối với các tiết mục rối cạn, rối nước, nghệ thuật võ cổ truyền, múa lân sư rồng cũng được giới thiệu trong khuôn khổ lễ hội. 

Bên cạnh đó, tại lễ hội, còn có các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng an toàn phòng cháy chữa cháy, trải nghiệm làm lính cứu hỏa; hướng dẫn các kỹ năng khi gặp sự cố cháy nổ; kỹ năng giải cứu, sơ cứu người bị nạn. Bên cạnh đó, cũng có chương trình trải nghiệm “Lái xe an toàn” tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông cho trẻ em; hướng dẫn các em kỹ năng lái xe an toàn, thực hành trên sa hình, cùng các mini games.

Không gian sáng tạo với các trò chơi học tập, tư duy, sáng tạo, lắp ráp hướng đến các em nhỏ say mê kỹ thuật, sáng tạo với các hoạt động làm đồ thủ công. Bên cạnh những trò chơi trí tuệ, giáo dục thông minh còn có khu vực trò chơi dân gian và hoạt động ngoài trời.

Văn hóa

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.

Người “tái sinh” những gốc tre già
Văn hóa

Người “tái sinh” những gốc tre già

Với nụ cười thân thiện, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ kể về hành trình làm nghề điêu khắc gốc tre; vừa nói, đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùi, đục, như muốn chứng minh rằng từ những gốc tre bị bỏ đi, dưới bàn tay sáng tạo có thể “tái sinh” thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh
Văn hóa

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh

Hàng trăm bức ảnh về 11 khu vườn lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh và Bảo tàng vườn Trung Quốc đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, nằm trong chương trình hợp tác văn hóa giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh.