Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực 2024 diễn ra ngày 28 - 30.9

UBND tỉnh Kiên Giang vừa thông qua kế hoạch tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2024). 

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). 

Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Trung Trực đã nung nấu ý chí căm thù giặc sâu sắc, ông tham gia nghĩa quân chống Pháp. Nguyễn Trung Trực đã cùng nghĩa quân lập nên nhiều chiến công vang dội.

Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực -0
Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 28 - 30.9 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Nguồn: BKG

Tháng 9.1868, trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt, Nguyễn Trung Trực không may sa vào tay giặc. Mặc cho chúng ra sức mua chuộc, dụ dỗ, Nguyễn Trung Trực hiên ngang nói: “Tôi chỉ muốn làm một chức thôi, chức gì có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây”, “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Biết không thể khuất phục, ngày 27.10.1868, thực dân Pháp đã xử chém ông tại Rạch Giá, khi ông mới 30 tuổi.

Cảm phục và tôn kính người anh hùng của dân tộc Nguyễn Trung Trực, đồng bào đã lập bài vị thờ ông tại Lăng Cá Ông. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá; sau nhiều lần sửa chữa, đền thờ Nguyễn Trung Trực ngày càng khang trang hơn. Năm 1987, di tích Đình và Lăng mộ Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hàng năm, cứ vào ngày 26 - 28.8 âm lịch, Nhân dân tỉnh Kiên Giang và các địa phương trong cả nước lại hội tụ về thành phố Rạch Giá để tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. 

Theo kế hoạch, lễ hội năm nay diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 28 - 30.9 tại thành phố Rạch Giá.

Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ gồm lễ thắp hương Bia ghi dấu địa điểm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp hành hình năm 1868; lễ thắp hương của Đoàn đại biểu dân, quân chính Đảng tỉnh tại Đình Nguyễn Trung Trực; chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội vào tối 28.9 tại Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang. 

Các nghi lễ cổ truyền như thượng đại kỳ, phần hương, tế đàn cả, hậu phối... được tổ chức theo nghi thức truyền thống hàng năm tại Đình Nguyễn Trung Trực và lễ dâng hương tại công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực.

Phần hội được tổ chức trước, trong và sau lễ hội, diễn ra từ ngày 21.9 - 2.10 với hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đa dạng như sân khấu không gian đờn ca tài tử Nam bộ; hội thi đờn ca tài tử tỉnh Kiên Giang; triển lãm mỹ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long; liên hoan sân khấu thanh niên với chủ đề “Khí phách người anh hùng dân tộc”; giải Kiên Giang Wanderlust Marathon năm 2024 và lễ hội bánh dân gian, trái cây Nam bộ...

Văn hóa

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.

Người “tái sinh” những gốc tre già
Văn hóa

Người “tái sinh” những gốc tre già

Với nụ cười thân thiện, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ kể về hành trình làm nghề điêu khắc gốc tre; vừa nói, đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùi, đục, như muốn chứng minh rằng từ những gốc tre bị bỏ đi, dưới bàn tay sáng tạo có thể “tái sinh” thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh
Văn hóa

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh

Hàng trăm bức ảnh về 11 khu vườn lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh và Bảo tàng vườn Trung Quốc đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, nằm trong chương trình hợp tác văn hóa giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh.