“Món quà” thời bao cấp

Thương nhớ thời bao cấp - tuyển tập minh họa những câu nói cửa miệng, vần vè cho tới biển hiệu bán hàng, khúc đồng dao… là món quà thú vị làm sống lại ký ức về một thời kỳ khó khăn của đất nước, giúp thế hệ trẻ thêm trân trọng những gì đang có.

Nhớ, thương và ngẫm

Đối với những người sinh sau đổi mới, thời bao cấp dường như xa lắc xa lơ và có phần siêu thực. Còn với những người đã trải nghiệm, chia ngọt sẻ bùi trong suốt mấy chục năm khó khăn thì khoảng thời gian chiếm hơn nửa cuộc đời trần thế ấy không thể nào quên. Những câu nói vần vè, những quán ngữ như Canh toàn quốc, Phở không người lái… hay một số biển quảng cáo như Chuyên may vá, lộn cổ áo sơ mi… khiến người đọc không khỏi bùi ngùi.

Thương nhớ thời bao cấp thu lượm nhưng sáng tác dân gian mô tả về những khó khăn, nghịch cảnh, thậm chí cả nỗi bất bình thời đó bằng chất giọng hài hước, không chỉ để giải trí, để cười, mà còn để ôn cố tri tân, theo lời GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết viết trong Lời giới thiệu cuốn sách.

Sách tranh về thời bao cấp với những hình vẽ dí dỏm
Sách tranh về thời bao cấp với những hình vẽ dí dỏm

Thời bao cấp với đặc trưng kinh tế vận hành theo hệ thống cung cấp phân phối duy nhất đã để lại rất nhiều ấn tượng, nhất là thế hệ sinh vào những năm 1950 - 1960. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ: “Thời gian đó mọi người đều ý thức được sự khổ, vì miền Nam đang đấu tranh giải phóng, miền Bắc được coi là hậu phương phục vụ cho chiến trường. Cho nên, mọi người không phải không có quyền được hưởng thụ mà đều tự cảm thấy trách nhiệm và tất cả những điều chỉnh, phân phối, ưu tiên cung cấp cho chiến trường là hợp lý”.

Có thể thấy, con người thời ấy đề kháng với nỗi khổ không phải bằng sự oán thán, mà là thái độ tự trào để có sức mạnh tồn tại, vượt qua những năm tháng đó, vươn lên thời đổi mới.

Giải trí mà ý nghĩa

Cuốn sách Thương nhớ thời bao cấp ngoài tính giải trí còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Sinh ra khi thời kỳ bao cấp đã đi qua, họa sĩ Thành Phong - đồng sáng tác cuốn sách cho rằng, đây cơ hội để các bạn trẻ được tìm hiểu thêm về lịch sử, cuộc sống trước đây của thế hệ ông bà, bố mẹ, ngoài ra cũng để thế hệ những người sinh ra và lớn lên trong thời bao cấp được một lần nữa quay trở lại với ký ức dù có kinh khủng hay êm đềm cũng là chuyến viếng thăm thú vị.

Theo họa sĩ Thành Phong, thực hiện dự án sách này không dễ, do thời xưa internet chưa phổ biến, một số câu phổ biến ở những khu vực hoặc tầng lớp khác có thể người thành thị không biết. Vì vậy, cuốn sách không thể mô tả lại hoàn toàn chính xác bối cảnh, quan điểm, ý nghĩa, bởi được sáng tác dựa trên những tư liệu sưu tầm. Tuy nhiên, đó không phải hạn chế mà có mặt tích cực là họa sĩ trẻ nhìn về thời kỳ bao cấp một cách khách quan hơn, không bị chi phối bởi các định kiến có sẵn của người từng trải qua thời kỳ đó.

Văn học dân gian là cách ghi chép lại lịch sử một cách tinh tế và hài hước. Thương nhớ thời bao cấp là cách người trẻ ghi lại lịch sử theo phương thức mới phù hợp để giúp thế hệ hôm nay biết và hiểu về một thời kỳ của đất nước, đồng thời cũng là cơ hội để cha anh - những người sống trong thời kỳ đó được nhớ lại ký ức xưa. Đặc biệt, theo GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết, trong cuốn sách có nhiều câu được sáng tác từ xưa nhưng ý nghĩa vẫn mang tính thời sự. Ví dụ như câu phê phán tiêu cực: Mỗi người làm việc bằng hai để cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Mỗi người làm việc bằng ba để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân, gợi cho mọi người nhớ đến thời xưa tham nhũng chỉ đến cấp chủ nhiệm hợp tác xã và tham nhũng chỉ để mua được đài, xe, cùng lắm xây nhà, xây sân. Còn bây giờ, xã hội phải đấu tranh chống lại hiện tượng tham nhũng phức tạp và lớn hơn nhiều…

Có thể nói, đọc Thương nhớ thời bao cấp, chiếc rương ký ức như được mở ra. Nhiều độc giả lớn tuổi hơi tiếc khi cuốn sách chưa đề cập đến những mặt tốt đẹp về tình người, giá trị nhân văn thời kỳ đó. Họa sĩ Thành Phong cho biết: “Đa phần tranh được sáng tác mang yếu tố châm biếm, hài hước và một số yếu tố tự trào, nên có thể chưa làm thỏa mãn một số độc giả lớn tuổi. Bởi họ là những người trải qua thời kỳ đó và cảm xúc vẫn là sự nhớ thương về những ký ức đẹp, những câu chuyện về tình người, sự chia sẻ. Nếu tái bản, có thể các họa sĩ và ban biên tập sẽ bổ sung”.

Văn hóa

Gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới
Văn hóa - Thể thao

Gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới

Ngày 14.2.2025, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới và Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội, năm 2025.

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh
Văn hóa

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh

Sau khi được UNESCO ghi danh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã có chuyển biến tích cực. Dù vậy, thực tế còn không ít thách thức trong quá trình mang lại sức sống mới bền vững cho di sản.

Thay đổi thói quen, xây dựng xã hội văn minh
Văn hóa - Thể thao

Thay đổi thói quen, xây dựng xã hội văn minh

Các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như một lời nhắc nhở, đồng thời thúc giục mọi người nhanh chóng bắt tay vào công việc, khởi đầu năm mới với tinh thần hăng say, trách nhiệm để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí
Văn hóa - Thể thao

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

Ngày 6.2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.

Khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025
Văn hóa - Thể thao

Khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 6.2, tức mùng 9 tháng Giêng, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai hội Đền Huyền Trân xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.

Con người - trung tâm của mọi giá trị
Văn hóa - Thể thao

Con người - trung tâm của mọi giá trị

Bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với mỗi cá nhân. Trong bối cảnh này, phát huy hệ giá trị con người trở nên vô cùng quan trọng để tạo ra một xã hội phát triển, bền vững.