Mỹ thuật Đông Sơn nhìn từ trang trí hoa văn và điêu khắc trên đồ đồng

Cuốn sách "Giải mã văn hóa Đông Sơn" dựng lại bức tranh lịch sử Việt Nam thời kỳ chưa có chữ viết, thông qua nghiên cứu chuyên sâu bộ sưu tập đồ đồng Đông Sơn của KS. Nguyễn Văn Kính.

avatar

Bộ sưu tập đồ đồng Đông Sơn của KS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bảo tàng Kính Hoa, gồm 4 chiếc trống, 2 chiếc thạp, 1 chiếc chuông và 2 chiếc dao găm. Cuốn sách lần lượt lý giải về chủ nhân sáng tạo nên văn hóa Đông Sơn, trong đó có mỹ thuật Đông Sơn, "không phải là người bản địa mà là của những cư dân văn minh hơn ở những vùng khác, nhiều khi xa lắc, đã mang nghệ thuật Đông Sơn du nhập vào Việt Nam".

Cuốn sách "Giải mã văn hóa Đông Sơn" dày 568 trang

Cuốn sách "Giải mã văn hóa Đông Sơn" dày 568 trang

GS.TS. Trịnh Sinh - đồng tác giả cuốn sách cho biết, đây là bức tranh khá đầy đủ sắc màu của nền mỹ thuật Đông Sơn do người Việt sáng tạo. Nó cũng cho thấy, người Đông Sơn thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật bằng phong cách đặc trưng không giống với nghệ thuật Trung Hoa, Ấn Độ hay Đông Nam Á cùng thời.

“Với người Đông Sơn, một cánh chim bay cũng đủ là nguồn cảm hứng để khắc họa nên hình tượng chim lạc bay trên trống đồng hay chim đuôi dài đậu trên mái nhà sàn. Cũng có khi hình tượng chim lại qua ngôn ngữ điêu khắc thành những tượng chim hết sức sinh động. Người Đông Sơn lại thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật bằng một phong cách đặc trưng, không giống với nghệ thuật Trung Hoa và Ấn Độ cùng thời mà cũng không giống với nghệ thuật của khu vực Đông Nam Á” (Giải mã văn hóa Đông Sơn, tr.141).

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, sách phản ánh những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật Đông Sơn, như nghệ thuật trang trí hoa văn kết hợp nghệ thuật tạo tượng; nghệ thuật sử dụng đường nét tạo hoa văn; nghệ thuật đồ họa; kết hợp hoa văn hiện thực với hoa văn hình học thông qua cảnh lễ hội cầu mùa, đua thuyền...

t1.jpg
Ảnh từ trống đồng Đông Sơn Kính Hoa 3

Ấn tượng đầu tiên về nền nghệ thuật Đông Sơn chính là những nét đẹp của trang trí hoa văn và điêu khắc trên đồ đồng, trong đó, đặc biệt là nghệ thuật trang trí hoa văn.

Trong nghệ thuật tạo hình của văn hóa Đông Sơn nói chung và trên đồ đồng Đông Sơn nói riêng được các nhà nghiên cứu mỹ thuật chia ra làm hai mảng: nghệ thuật trang trí hoa văn và nghệ thuật điêu khắc (còn gọi là nghệ thuật tạo tượng). Nghệ thuật trang trí hoa văn lại được chia ra 2 nhánh là nghệ thuật trang trí hoa văn hình học và nghệ thuật trang trí hoa văn hiện thực (hình người, động vật, thực vật, nhà, thuyền…).

Các tác giả cho biết, đã có dịp được bàn về một khía cạnh của nghệ thuật tạo hoa văn của Đông Sơn là các hoa văn hình học. Người Đông Sơn ưa trang trí hoa văn. Có thể nhiều mô-típ hoa văn trang trí trên các đồ vật hữu cơ đã không còn nữa. Chất liệu gỗ chẳng hạn, nhiều hoa văn trang trí trên nhà sàn, trên thuyền, trên quan tài gỗ, trên cán rìu, cán lao không còn thấy nữa. Hoặc có thể bắt gặp trong mộ thuyền Việt Khê, nhưng đấy là trường hợp hãn hữu.

t2.jpg
Ảnh từ trống đồng Đông Sơn Kính Hoa 3

Những hoa văn được vẽ bằng sơn ta trên cán giáo hay tô màu trên các đồ như nhĩ bôi (cốc uống rượu), khay gỗ theo những hoa văn hình học đơn giản. Người Đông Sơn cũng trang trí hoa văn trên đồ gốm. Tuy nhiên, đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn thì đồ gốm phát triển nhiều về số lượng, độ nung cao hơn các giai đoạn trước đó, nhưng trang trí thì nghèo nàn, không còn có các đồ án hoa văn tuyệt mĩ như ở văn hóa Phùng Nguyên cách đó hơn nghìn năm.

Lý do rất đơn giản: nghệ sĩ đã có một loại chất liệu thể hiện tài năng của mình và đã tập trung tài sức để sáng tạo quanh vật liệu mới là đồ đồng. Vì thế, dường như đồ gốm chỉ tồn tại nhiều hoa văn mang tính kỹ thuật để làm chắc xương gốm mà thôi. Tài liệu khảo cổ học cho thấy đồ gốm chỉ trang trí hoa văn thừng, hoa văn chải, hoa văn in chiếm đa số. Đồ gốm khi này đóng vai trò thực dụng nhiều hơn là đối tượng để trang trí như các giai đoạn trước đó. Có thể nói, mỹ thuật trang trí Đông Sơn chủ yếu là mỹ thuật trang trí trên đồ đồng.

td.jpg
Ảnh từ trống đồng Đông Sơn Kính Hoa 3

GS.TS Trịnh Sinh cho rằng, người xưa thể hiện hoa văn Đông Sơn như thể hiện ngôn ngữ vậy. "Trong đó các họa tiết hoa văn hình học được ví như một dạng chữ cái, còn các họa tiết hoa văn hiện thực, biểu hiện chủ đề thì được xem như một câu cú hoàn chỉnh. Thường thì hoa văn hình học với nhiều cách sắp đặt, có mục đích làm nền cho các hoa văn hiện thực. Trong quá trình nghiên cứu mỹ thuật Đông Sơn, chúng tôi đã có dịp hệ thống hóa được các nhóm họa tiết hoa văn hình học".

Theo GS.TS Trịnh Sinh, đó là những “chữ cái” quan trọng nhất của nghệ thuật trang trí Đông Sơn. Từ những họa tiết này, người Đông Sơn đã có nghệ thuật sắp đặt các mảng trang trí đặc trưng thành băng, ô, dải, làm nền cho các hoa văn chủ đạo. Có thể kể ra những mô-típ hoa văn hình học như: Hoa văn hình rẻ quạt, hoa văn răng cưa, hoa văn vòng tròn chấm giữa, hoa văn chấm dải, hoa văn gạch ngắn song song, hoa văn hình dích dắc mà có người gọi là hồi văn, hoa văn bông lúa, cuốn thừng, hoa văn ô trám, hoa văn hình trâm, hoa văn mắt cáo, hoa văn xoắn ốc, hoa văn chữ S.

Nghệ thuật trang trí hoa văn Đông Sơn nổi bật trên bức tranh toàn cảnh bấy giờ ở Đông Nam Á với những phong cách độc đáo, góp phần quan trọng làm nổi bật vị thế của nền văn hóa đồng thau nổi tiếng. Trong khi đó, tại vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo, có nơi còn mới chỉ vừa bước qua thời đại đồ đồng hoặc còn đang trong thời đại đồ đá.

Văn hóa - Thể thao

Gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới
Văn hóa - Thể thao

Gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới

Ngày 14.2.2025, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới và Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội, năm 2025.

Tây Ninh sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đầu Xuân Ất Tỵ 2025
Văn hóa - Thể thao

Tây Ninh sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Những ngày đầu năm mới 2025, tỉnh Tây Ninh đã khoác lên mình một diện mạo tươi mới, rực rỡ sắc màu với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng Tết cổ truyền và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Không khí lễ hội tràn ngập khắp các con phố, làng quê, mang đến cho người dân một mùa xuân ấm áp, vui tươi và đầy ý nghĩa.

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh
Văn hóa

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh

Sau khi được UNESCO ghi danh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã có chuyển biến tích cực. Dù vậy, thực tế còn không ít thách thức trong quá trình mang lại sức sống mới bền vững cho di sản.