Cảm thức Tết

Khi những đợt gió mùa Đông Bắc thổi về, khi mọi nhà lôi tấm chăn bông cuộn tròn trên nóc tủ xuống là trong lòng đã nghĩ “đến Tết”, đến màu vôi chuẩn bị quét lên tường, đến manh áo mới cho con...

Ngoài bốn mùa trong tự nhiên, mùa của thời tiết là Xuân Hạ Thu Đông, còn một mùa nữa mỗi dân tộc đều có, mùa thứ năm, thế giới gọi là mùa lễ hội, ở ta là “Mùa Tết”.

Mùa lễ hội các nước bắt đầu từ đầu tháng cuối năm với tinh thần “Greeting Season- Chào mừng mùa Lễ hội”, kéo suốt tháng cho đến ngày đầu năm mới. Mùa của sắc màu, ánh sáng, mua sắm, quà cáp, đi lại, trở về, gặp gỡ và tiệc tùng.

Tết ở ta đồng nghĩa với mùa xuân, nhưng “mùa Tết” thực chất đã bắt đầu rất sớm, ngay từ những ngày chớm đông, cuối tháng mười, đầu tháng mười một ta, khi những đợt gió mùa Đông Bắc thổi về, khi mọi nhà lôi tấm chăn bông cuộn tròn trên nóc tủ xuống là trong lòng đã nghĩ “đến Tết”, đến màu vôi chuẩn bị quét lên tường, đến manh áo mới cho con, lòng đã có chút xốn xang, lo lắng, chộn rộn...

Vì sao vậy?

Là có lẽ do tiết giời, đầu tiên là cảm thức về mùa thức dậy, ùa lên, khơi gợi, thức cảm

này nó cứ ngây ngây trong lòng, ẩn hiện, lúc tạm lắng, lúc nổi lên âm ỉ suốt mấy tháng giời cho đến sát ngày cuối năm. 

Có mấy thứ cảm thức của mùa tạo nên “cảm thức Tết”.

Đầu tiên là tiết giời. 

Thời tiết có nhẽ là cái thứ gây xáo trộn thức cảm nhiều và mạnh nhất. Nó như tiếng thổi của tạo hóa, cái tiếng thổi ấy lúc gầm rú thét gào, lúc du dương như tiếng sáo trong không trung. Lúc là luồng gió lạnh như cơn gió đi qua tảng băng, lúc lại như thổi qua vùng ấm áp, lúc hanh khô, khi ẩm ướt như luồng hơi từ hồ nước nóng nơi nào thổi tới. Nó làm người ta rơi vào cảm giác có thể vừa lo lắng, muộn phiền, lại vừa hồi hộp, ngất ngây, chộn rộn mong chờ thèm khát một điều gì sẽ đến. 

Tiếp đến là thời gian và không gian.

Cuối năm là thời gian của sự gấp rút. “Ôi nhanh quá” là câu cảm thán cửa miệng của mỗi người. Năm nay càng đặc biệt, vừa hết mùa xuân là ập đến “mùa dịch”. Trong mùa dịch, những ngày nặng nề đen tối do dịch bệnh đã xóa đi hết trong người ta mọi “cảm thức” về mùa. Suốt mấy tháng hè chẳng ai nghĩ đến tiếng ve, thu sang không còn nghĩ gì về “mùi hoa sữa”, chỉ có tiếng còi xe cấp cứu, tiếng thở phập phồng âu lo giữa hai bờ sinh tử...

Dịch tạm lắng, thu qua, đông ập đến. Đôi lúc do ám ảnh dịch bệnh nên rơi vào trạng thái vô cảm với thời gian, nhưng thời gian vốn dĩ thường không cho phép người ta bất động, đóng băng cảm xúc. Vẫn còn đấy cái không gian cuối năm với đầy đủ độ mơn man của se lạnh, vẫn cái màu mờ ảo thần thánh của buổi sớm mai hay chiều muộn, lúc sớm khuya, nơi những con đường, góc phố đã bình lặng hơn sau mùa đại dịch. Một nhịp sống giảm tốc tự nhiên không biển báo diễn ra thận trọng, bớt phù phiếm hơn, về gần hơn với những gì cốt lõi nhất, đúng với bản thể nhất.

***

Những năm gần đây, thế hệ những người “muôn năm cũ” khuất dần, già dần, “cảm thức Tết” cũng thay đổi nhanh và nhiều phần “nhạt bớt” ở những thế hệ sau. Thường ra, ở những “gia đình có điều kiện” lúc nào chẳng là Tết, trong khi vẫn còn bao nhà “ba mươi mà Tết vẫn chả thấy đâu”. Giờ hình như vì nhiều lý do người ta sợ Tết, chán và vô cảm với Tết. “Đang yên đang lành, đùng cái Tết” là câu than vãn vui nhưng cũng có nhiều phần sự thật trong tâm trạng của không ít người.

Nhưng cũng may là nói vậy thôi chứ rồi “năm hết Tết đến”, không ai “thoát Tết” được. Cũng phải lo lắng, buồn vui, chộn rộn không nguôi với Tết. Có “trốn Tết” cũng phải hết mùng một, mùng hai, mùng ba “tiễn các cụ” xong, đi đâu mới đi. Năm nay dịch giã càng khó “đi trốn”, biết đâu lại càng cần Tết, dựa vào Tết mà gần gũi, sưởi ấm lòng nhau. Cảm thức Tết từ đây sẽ lại ùa về mới mẻ hơn, sâu lắng hơn, như cảm thức chung về mùa tự nhiên của đất trời ban tặng.

Được thế thì may quá!

Văn hóa

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.