Ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Tối muộn ngày 30.7, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai có công văn gửi Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng đề nghị địa phương tập trung vào một số công việc cấp bách trước tình hình mưa rất lớn trên địa bàn tỉnh.

Công văn nêu rõ, từ ngày 27.7 đến 30.7 trên khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rất to có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến trên 120mm, một số trạm có lượng mưa lớn như đèo Bảo Lộc 371mm, thuỷ điện Đa M’bri 345mm, Lộc Tân 337mm, Đa Huoai 298mm.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sẽ tiếp tục có mưa to đến ngày 1.8, có nơi trên 170mm. Mưa lớn đã gây ngập lụt một số khu vực, sạt lở một số tuyến đường, trong đó sạt lở nghiêm trọng quốc lộ 20 trên đèo Bảo Lộc, thiệt hại về người và tiếp tục có nguy cơ gây ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.

Để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng tập trung lực lượng, phương tiện để tìm kiếm người bị nạn; phân luồng giao thông và khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trên các trục giao thông chính.

Ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng -0
Một đoạn đường xã Tân Lâm, huyện Di Linh bị ngập sau trận mưa lớn

Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền và người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất (đặc biệt các vùng sườn đồi dốc, bờ kè ta luy dương, đường đèo), các khu dân cư ven sông, suối nhỏ, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; lắp đặt biển cảnh báo các khu vực sạt lở, có nguy cơ sạt lở.

Theo báo cáo nhanh của địa phương, mưa lớn kéo dài nên lượng mưa lớn đổ về nhanh đã gây ngập úng nặng ở một số khu dân cư và ách tắc một số tuyến đường tại các huyện Đạ Huoai, Di Linh và thành phố Bảo Lộc.

Vào lúc 11h30' ngày 30.7 đã xảy ra lũ quét tại khu vực tổ dân phố 7 và tổ dân phố 9, thị trấn Đạ M’ri. Trước thực tế trên huyện Đạ Huoai và các địa phương đã chủ động di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Tại huyện Di Linh, một số tuyến đường ở xã Tân Lâm bị sạt lở, ngập lụt, hạn chế các phương tiện lưu thông. Đặc biệt, ở đây còn có 4 hộ dân ở xã phải di dời vì đất đá tràn vào nhà.

Tại thành phố Bảo Lộc, đã có hàng chục nhà dân tại các xã Đại Lào, Lộc Châu và phường Lộc Sơn đang ngập trong nước. Nhiều tuyến đường dân sinh bị nước ngập sâu tạm thời bị chia cắt. Hiện thành phố Bảo Lộc đã huy động nhiều lực lượng tham gia ứng cứu giúp người dân bảo đảm tài sản và tính mạng.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.