Ứng dụng bức xạ ion hóa trong chuẩn đoán, điều trị bệnh ung thư

Việc chẩn đoán và điều trị ung thư bằng các phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa với các kỹ thuật mới mấy năm gần đây đã được triển khai mạnh mẽ ở Việt Nam, góp phần chẩn đoán sớm và điều trị sớm cho các bệnh nhân mắc ung thư, cứu sống nhiều người trước cửa tử với chi phí tiết kiệm.

Nhiều kỹ thuật hiện đại được ứng dụng

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất trên thế giới, số người mắc mới không ngừng tăng lên và một tỷ lệ rất lớn trong số đó đã tử vong. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tử vong do ung thư của nước ta cao là do công tác chẩn đoán, điều trị chưa kịp thời đặc biệt là công tác chẩn đoán sớm, phát hiện sớm tái phát, di căn ung thư. Có rất ít bệnh nhân ung thư ở Việt Nam được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, mà hầu hết các bệnh nhân đều ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng, dẫn đến hiệu quả điều trị thấp, tỷ lệ tái phát, tử vong cao. Trong đó có hơn 50% số bệnh nhân ung thư ở nước ta có chỉ định sử dụng bức xạ ion hóa để chẩn đoán và đặc biệt để điều trị với các kỹ thuật xạ trị chiếu ngoài, chiếu trong, xạ phẫu, xạ trị áp sát, cấy hạt phóng xạ, xạ trị trong chọn lọc.

Những năm gần đây, việc chẩn đoán và điều trị ung thư bằng các phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa với các kỹ thuật mới đã được các nhà khoa học nghiên cứu, bước đầu áp dụng thành công tại Việt Nam. Theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, GS.TS Mai Trọng Khoa, trong lĩnh vực Y học hạt nhân, hiện nay chúng ta đã có các máy SPECT, SPECT/CT hiện đại ở hầu hết các bệnh viện lớn trong cả nước, 6 máy PET/CT ở các bệnh viện lớn như BV Bạch Mai, BV Quân đội 108, BV Quân đội 103, BV Chợ Rẫy, BV Đa khoa Đà Nẵng, BV Việt Đức; 05 máy Cyclotron sản xuất thuốc phóng xạ trong đó có máy Cyclotron công suất 30 MeV lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian tới, chúng ta đang có kế hoạch lắp đặt hệ thống máy PET/MRI đầu tiên ở Việt Nam. Các thuốc phóng xạ được ứng dụng chẩn đoán và điều trị bệnh nhiều lĩnh vực ung thư, nội tiết, tiêu hoá.

Trong lĩnh vực xạ trị, hầu hết các bệnh viện lớn đã có máy xạ trị gia tốc thay thế cho máy xạ trị Cobalt cổ điển, có các thiết bị xạ phẫu hiện đại như máy Cyber knife, dao Gamma quay. Chúng ta đã thực hiện được các kỹ thuật xạ trị tiên tiến như điều biến liều (IMRT), xạ trị theo hướng dẫn của hình ảnh (IGRT), xạ trị điều biến thể tích (VMAT)... mang lại hiệu quả cao trong điều trị, hạn chế biến chứng cho bệnh nhân. Nhiều trung tâm lớn có các thiết bị bức xạ hiện đại như Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân đội 103.

Một ca điều trị ung thư gan cho bệnh nhân bằng phương pháp hạt vi cầu phóng xạ tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. (Nguồn: ITN)
Một ca điều trị ung thư gan cho bệnh nhân bằng phương pháp hạt vi cầu phóng xạ tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. (Nguồn: ITN)

Nhiều kỹ thuật hiện đại sử dụng bức xạ ion hóa đã được đưa về ứng dụng trong chẩn đoán như kỹ thuật chụp cắt lớp phát bức xạ positron (PET/CT: Positron Emission Tomography) để chẩn đoán ung thư và bệnh sa sút trí tuệ; trong điều trị như: kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT: Intensity-Modulated Radiation Therapy) kết hợp hình ảnh PET/CT mô phỏng điều trị ung thư, xạ phẫu (radiosurgery) bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) điều trị u não và một số bệnh lý sọ não; kỹ thuật xạ trị trong chọn lọc (SIRT: Selective internal radiation therapy) bằng hạt vi cầu phóng xạ Y-90 điều trị ung thư gan nguyên phát và thứ phát; kỹ thuật cấy hạt phóng xạ I-125 điều trị ung thư tuyến tiền liệt (Permanent radioactive seed implant); kỹ thuật điều trị miễn dịch phóng xạ (RIT: Radioimmunotherapy) và xạ trị áp sát (Brachytherapy) điều trị ung thư; kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA: Radioimmunoassay) và sử dụng một số thuốc phóng xạ trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh nội tiết. Các kỹ thuật kể trên đều là những kỹ thuật tiên tiến và hiện đại trên thế giới, nhiều kỹ thuật mới chỉ có ở các nước rất phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản.

Mang lại sự sống cho bệnh nhân ung thư

Với việc ứng dụng các kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại của các quốc gia phát triển và một số nước trong khu vực vào chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác tại Việt Nam đã nâng tầm trình độ y học hạt nhân của nước ta ngang bằng với các nước trong khu vực. Trong đó, một số kỹ thuật như sử dụng hình ảnh PET/CT để mô phỏng lập kết hoạch xạ trị điều biến liều - thì chỉ một số ít nước trên thế giới ứng dụng thành công. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á làm chủ được công nghệ xạ phẫu bằng dao gamma quay để điều trị u não và một số bệnh lý sọ não. Chính những thành công này đã tạo niềm tin cho nhiều bệnh nhân ung thư là người Việt Nam ở lại điều trị trong nước, không phải ra nước ngoài chẩn đoán và điều trị. Chỉ riêng tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai đến nay đã có hơn 60.000 bệnh nhân ung thư các loại được chẩn đoán bằng kỹ thuật PET/CT, SPECT; hơn 4.000 bệnh nhân u não và một số bệnh lý sọ não được điều trị bằng dao gamma quay, 6.200 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng máy xạ trị gia tốc tuyến tính... qua đó làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tăng tỷ lệ điều trị thành công, chữa khỏi cho các bệnh nhân ung thư và một số bệnh lý khác ở nước ta đặc biệt là giai đoạn sớm.

Không chỉ bệnh nhân người Việt đã tin tưởng vào trình độ chẩn đoán, điều trị các loại bệnh ung thư của ngành y học nước nhà mà nhiều bệnh nhân người nước ngoài ở châu Á bị mắc bệnh ung thư và một số bệnh lý khác đã đến và được điều trị thành công tại các bệnh viện hàng đầu của Việt Nam. Những kỹ thuật tiên tiến trên đã được phổ biến, đào tạo, chuyển giao cho nhiều cơ sở y tế trong cả nước, góp phần đáng kể vào việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư ở Việt Nam, tăng tỷ lệ điều trị trong nước, giảm chi phí cho các bệnh nhân ung thư và chi phí xã hội cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh này.

GS.TS Mai Trọng Khoa cho rằng, tới đây cần tiếp tục xây dựng và phát triển mạng lưới Y học hạt nhân, Điện quang và Xạ trị, trong đó tập trung xây dựng và hoàn thiện các trung tâm Điện quang, Y học hạt nhân và Xạ trị tại các bệnh viện lớn. Cần liên tục học tập, cập nhật các kỹ thuật hiện đại, tiên tiến từ các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản... để tiếp tục nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh cho người dân. Đầu tư, mua các thiết bị hiện đại tiên tiến sử dụng bức xạ ion hoá dựa trên các nguồn kinh phí của Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác như xã hội hoá, liên doanh liên kết. Đặc biệt, khâu quyết định nhất là đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại, có trình độ bằng nhiều hình thức khác nhau.

Cụm công trình "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác" của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, GS.TS Mai Trọng Khoa vừa được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN năm 2016. Thông qua cụm công trình, các kỹ thuật mới được nhóm tác giả tiếp thu, nghiên cứu, làm chủ và trực tiếp đưa vào ứng dụng tại Bạch Mai cũng như các bệnh viện khác ở Việt Nam, giúp chẩn đoán sớm, chính xác, phát hiện các tái phát, di căn, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh và hiệu quả điều trị nhiều loại ung thư và một số bệnh lý khác. Trên cơ sở đó, các bác sĩ đã đưa ra được phương án điều trị chính xác, phù hợp, hiệu quả và an toàn cho từng bệnh nhân, góp phần giải quyết các khó khăn trong chẩn đoán và điều trị ung thư tái phát, di căn, điều mà mà các phương pháp trước đó không đáp ứng được. 

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.