Từng huy động hàng nghìn tỷ cho dự án Our City Hải Phòng, Sài Gòn Capital hiện tại chỉ 'lãi cho có' hơn 100 triệu đồng

Sài Gòn Capital được thành lập vào ngày 12.8.2019, vốn điều lệ ban đầu 590 tỷ đồng; gồm ba cổ đông sáng lập là ông Huỳnh Thanh Hải sở hữu 98% vốn, ông Lâm Tuấn Vinh và ông Cao Phú Hữu cùng sở hữu 1% vốn.

Dữ liệu về doanh nghiệp phát hành trái phiếu thể hiện, năm 2024, lợi nhuận sau thuế của CTCP Sài Gòn Capital chỉ đạt 116,3 triệu đồng, sụt giảm gần 88% so với mức 972 triệu đồng của năm 2023.

Tại thời điểm cuối năm 2024, vốn chủ sở hữu lại tăng 69% trong năm, lên mức 1.002 tỷ đồng (chủ yếu do tăng vốn điều lệ trong năm 2024 từ 590 tỷ lên 1.000 tỷ đồng).

Nợ phải trả cũng phình to tăng thêm 482 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức 4.310 tỷ đồng, trong đó chủ yếu đến từ nguồn trái phiếu, dư nợ trái phiếu tại cuối năm 2024 lên tới 3.798 tỷ đồng, chiếm tới 88% tổng nợ phải trả của công ty. Phần còn lại chủ yếu là các khoản phải trả khác gần 512 tỷ đồng.

avatar1726277096953-1726277097337158656865.png
Sài Gòn Capital từng huy động hàng nghìn tỷ từ trái phiếu để đầu tư vào dự án Our City

Khối nợ trái phiếu khổng lồ này bao gồm 4 lô (mã SGGCH2328001, SGGCH2328002, SGGCH2328003, SGGCH2328004) được Sài Gòn Capital phát hành trong 4 tháng cuối năm 2023. Mỗi lô có giá trị 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm và cùng áp mức lãi suất cố định 12,5%/năm.

Mục đích phát hành được công bố là huy động vốn để góp vào Dự án Khu đô thị Our City (nay là Hưng Ngân Riverside) tại phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng, thông qua Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 455/2023/HĐHTKD/HP-SGC ký ngày 26/09/2023 với Công ty TNHH Hiệp Phong Việt Nam.

Tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu này chủ yếu là các quyền tài sản và lợi ích phát sinh từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh nói trên, cùng các tài khoản chuyên thu liên quan mở tại HDBank.

Trong năm 2024, Sài Gòn Capital đã thanh toán đúng hạn tổng cộng khoảng 502 tỷ đồng tiền lãi cho 8 kỳ thanh toán (mỗi lô 2 kỳ) của 4 lô trái phiếu này. Công ty không phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và cũng không thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn trong kỳ.

Dữ liệu doanh nghiệp thể hiện, Sài Gòn Capital được thành lập vào ngày 12.8.2019, vốn điều lệ ban đầu 590 tỷ đồng; gồm ba cổ đông sáng lập là ông Huỳnh Thanh Hải sở hữu 98% vốn, ông Lâm Tuấn Vinh và ông Cao Phú Hữu cùng sở hữu 1% vốn.

Công ty khi đó hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý (trừ tư vấn tài chính, kế toán); trụ sở tại số 22 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Ông Huỳnh Thanh Hải là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.

Tháng 12.2020, Sài Gòn Capital thay đổi ngành nghề kinh doanh chính sang hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ, kinh doanh hoạt động mua bán nợ.

Từ tháng 10.2023, ông Nguyễn Trọng Tuấn (SN 1978) giữ chức vụ Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.

Đáng chú ý, tháng 4.2024, công ty tăng vốn điều lệ lên 903 tỷ đồng. Đến tháng 6.2024, Sài Gòn Capital chuyển trụ sở về số 51 phố Hoàng Diệu, phường 10, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Tại thời điểm này, công ty có 5 lao động. Hiện tại, vốn điều lệ doanh nghiệp đã tăng lên mức 1.000 tỷ đồng.

Kinh tế

Esale và BPM của Eximbank đoạt Giải thưởng Sao Khuê
Doanh nghiệp

Esale và BPM của Eximbank đoạt Giải thưởng Sao Khuê

Tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, Eximbank vinh dự được trao tặng hai giải thưởng quan trọng với các giải pháp công nghệ tiêu biểu: hệ thống hỗ trợ bán hàng ESale+ và hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ BPM. Đây là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả vận hành và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

7 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá
Doanh nghiệp

7 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá

Từ ngày 21-22.4, Đảng ủy Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ EVNGENCO1 lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với sự tham dự của 201 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 1.000 đảng viên trong toàn Tổng công ty.

Giải pháp tài chính - công nghệ cho chuyển đổi xanh
Doanh nghiệp

Giải pháp tài chính - công nghệ cho chuyển đổi xanh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty cổ phần FPT vừa phối hợp tổ chức Hội thảo "Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ". Hội thảo quy tụ các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu đến từ World Bank Việt Nam, Ernst & Young Việt Nam, BIDV, FPT; đồng thời thu hút hơn 100 doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi ESG tham dự.

Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025
Doanh nghiệp

Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025

Ngày 19.4.2025, Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á và Lễ công bố Thương hiệu Mạnh châu Á 2025 đã diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Công ty CP Hanel và Chủ tịch HĐQT Hanel Bùi Thị Hải Yến được vinh danh với danh hiệu Top 10 Thương hiệu mạnh châu Á và Nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi châu Á tại sự kiện ý nghĩa này.

Xây dựng môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư đổi mới sáng tạo
Kinh tế

Xây dựng môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư đổi mới sáng tạo


Dòng vốn tư nhân đang giữ vai trò then chốt trong thúc đẩy các ý tưởng đột phá, mô hình kinh doanh mới. Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, ngành, đơn vị liên quan cần tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy, tạo "sân chơi" thông thoáng cho các doanh nghiệp, quỹ và tổ chức, cá nhân đầu tư vào đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Bà Lê Thị Hà
Kinh tế

Thông qua VNeID việc quản lý đối với hoạt động thương mại điện tử sẽ minh bạch hơn

Đó là khẳng định của Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế (Bộ Công thương) Lê Thị Hà. Đồng thời, cho rằng cần thiết xác thực danh tính điện tử đối với người bán trên các nền tảng thương mại điện tử là một chính sách đặc thù.

SHB được Fitch xếp hạng tín nhiệm “BB-“ với triển vọng ổn định
Doanh nghiệp

SHB được Fitch xếp hạng tín nhiệm “BB-“ với triển vọng ổn định

Fitch Ratings lần đầu công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Theo đó, SHB được Fitch xếp hạng phát hành nợ dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ (Long-Term Issuer Default Ratings - IDRs) ở mức “BB–”, với triển vọng xếp hạng Ổn định, thuộc nhóm đầu ngành ngân hàng. 

TTC AgriS và Sungai Budi thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt Nam - Indonesia, lan tỏa mô hình nông nghiệp tuần hoàn công nghệ cao
Doanh nghiệp

TTC AgriS và Sungai Budi thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt Nam - Indonesia, lan tỏa mô hình nông nghiệp tuần hoàn công nghệ cao

Ngày 18.4.2025, tại TP. Hồ Chí Minh, TTC AgriS (HOSE: SBT) đã thành công ký kết cùng Tập đoàn Sungai Budi, về việc triển khai các thỏa thuận hợp tác theo MOU trước đó vào tháng 3.2025 tại Indonesia dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và các quan chức cấp cao Việt Nam - Indonesia về hợp tác chiến lược nhằm nâng cao ứng dụng khoa học - công nghệ và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại hai nước.

Ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch HĐQT LPBank (phải) trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Hoàng Hải (trái)
Doanh nghiệp

LPBank bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải làm Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Vận hành

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Vận hành. Quyết định này nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo, nâng cao năng lực quản trị và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh LPBank đang thực hiện chiến lược Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc.

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng
Tài chính

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng

Một số ý kiến lo ngại việc luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm có thể bị lạm dụng. Tuy nhiên, theo đại diện các ngân hàng, biện pháp này không phải là “cây gậy thần” trong xử lý nợ xấu, mà chỉ nhằm nâng cao ý thức trả nợ. Hơn nữa, các tổ chức tín dụng đều có quy chế nội bộ chặt chẽ, công khai và minh bạch, hạn chế tối đa nguy cơ lạm dụng.

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu
Tài chính

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu

Nợ xấu của hệ thống tín dụng hiện lên tới trên 1 triệu tỷ đồng, như “cục máu đông” làm tắc nghẽn nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, cần luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu nhằm giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý
Tài chính

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý

Tổng số nợ xấu đã tăng thêm 34.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản bảo đảm tại dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Đại hội cổ đông Taseco Land năm 2025: Đặt nền móng cho chu kỳ tăng trưởng mới
Kinh tế

Đại hội cổ đông Taseco Land năm 2025: Đặt nền móng cho chu kỳ tăng trưởng mới

Ngày 21.4 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bất động sản Taseco Land (UPCoM: TAL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên. Trong khuôn khổ sự kiện, doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với những con số ấn tượng. Đồng thời, Taseco Land cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược rõ ràng trong việc tái cơ cấu danh mục dự án, mở rộng quỹ đất và duy trì kỷ luật tài chính - yếu tố được giới đầu tư đánh giá cao trong chu kỳ mới của bất động sản.