Đại hội cổ đông Taseco Land năm 2025: Đặt nền móng cho chu kỳ tăng trưởng mới

Ngày 21.4 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bất động sản Taseco Land (UPCoM: TAL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên. Trong khuôn khổ sự kiện, doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với những con số ấn tượng. Đồng thời, Taseco Land cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược rõ ràng trong việc tái cơ cấu danh mục dự án, mở rộng quỹ đất và duy trì kỷ luật tài chính - yếu tố được giới đầu tư đánh giá cao trong chu kỳ mới của bất động sản.

Tăng trưởng thận trọng, hiệu quả bền vững

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn về thanh khoản và dòng tiền, Taseco Land vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu 1.684,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 685 tỷ đồng, vượt 44,2% so với kế hoạch. Những con số này cho thấy TAL đã chọn chiến lược "đi chậm để chắc", tập trung vào những dự án có pháp lý hoàn thiện, vị trí tốt và nhu cầu thực.

Đáng chú ý, doanh nghiệp vẫn duy trì dòng tiền dương từ hoạt động kinh doanh, với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu ở mức thấp (~0,4 lần). Điều này giúp Taseco Land trở thành một trong số ít các doanh nghiệp bất động sản không phụ thuộc nhiều vào đòn bẩy tài chính trong giai đoạn thị trường khó khăn.

Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT Taseco Land ông Phạm Ngọc Thanh nhấn mạnh: “Chúng tôi xác định chiến lược dài hạn là trở thành một nhà phát triển bất động sản uy tín, tin cậy, trong đó bất động sản công nghiệp là một trong những lĩnh vực trọng điểm. Dù những biến động toàn cầu, như chính sách thuế mới từ phía Mỹ, có ảnh hưởng nhất định đến thị trường, nhưng chúng tôi vẫn nhìn nhận bất động sản công nghiệp Việt Nam là một phân khúc giàu tiềm năng phát triển. Taseco Land không chọn cách phát triển ồ ạt mà luôn thận trọng, lựa chọn dự án có tiềm năng thực sự, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng bền vững và hiệu quả đầu tư. Trên hết, mục tiêu của chúng tôi là tối ưu hóa lợi ích cho cổ đông.”

76ff1565fcfc4fa216ed.jpg
Chủ tịch HĐQT Taseco Land ông Phạm Ngọc Thanh phát biểu tại Đại hội.

Theo kế hoạch đã được Đại hội thông qua, năm 2025, Taseco Land đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 4.332 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế còn 536 tỷ đồng. Trong đó, mảng bất động sản tiếp tục đóng vai trò chủ lực với đóng góp 3.709 tỷ đồng doanh thu, xây lắp đạt 239 tỷ và mảng dịch vụ khoảng 384 tỷ đồng. Taseco Land cũng lên kế hoạch mở rộng quỹ đất thêm tối thiểu 300 ha tại các địa phương có tiềm năng tăng trưởng mạnh như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Điểm đáng chú ý là việc công ty ưu tiên phát triển các khu đô thị vừa và nhỏ, với mức giá bán phù hợp với tệp khách hàng trung cao cấp – nhóm được dự báo sẽ hồi phục sớm hơn trong chu kỳ tiếp theo.

Theo đại diện của Taseco Land, bên cạnh các dự án cũ, năm 2025, doanh nghiệp đặt mục tiêu sẽ phát triển thêm tối thiểu 4 dự án với tổng quỹ đất tăng thêm 350 ha. Bên cạnh đó, sẽ khởi công xây dựng mới tại 6 dự án bao gồm: Dự án Trung Văn (tháng 6.2025); Dự án Long Biên (5.2025); Dự án Taseco Resort Đà Nẵng 10 ha (9.2025); Dự án Quán Hàu (10.2025 bắt đầu thi công cầu dẫn vào); Dự án Nhà ở xã hội Mê Linh 40,6 ha, hơn 1.000 căn (12.2025) và Dự án 115 ha Duy Tiên (12.2025).

Tại đại hội, ban lãnh đạo TAL trình cổ đông thông qua phương án chuyển toàn bộ cổ phiếu đang đăng ký giao dịch UPCoM sang niêm yết HOSE. Kế hoạch chậm nhất sẽ hoàn thành trong tháng 11 năm nay. Nếu chuẩn bị thủ tục tốt thì có thể sớm hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tiết lộ sẽ thực hiện lộ trình chuyển đổi số, nhằm nâng cao hiệu suất vận hành và quản lý. Doanh nghiệp sẽ ứng dụng AI, Big Data và các công nghệ hiện đại khác vào hoạt động quản trị, quản lý dự án, bán hàng và dịch vụ hậu mãi.

Chi trả cổ tức đều đặn, tăng vốn để mở rộng nội lực

Cũng theo kế hoạch được Taseco Land công bố tại Đại hội cổ đông, doanh nghiệp duy trì chính sách chia cổ tức tiền mặt 15%. Điều này tiếp tục khẳng định quan điểm bảo vệ quyền lợi cổ đông dài hạn. Với tỷ lệ cổ tức đều đặn, quản trị tài chính chặt chẽ và không chạy theo tăng trưởng nóng, TAL tiếp tục là một trong số ít các mã bất động sản được nhà đầu tư tổ chức đánh giá là "phòng thủ tốt, tiềm năng dài hạn".

Dưới góc nhìn của giới phân tích tài chính, mã cổ phiếu của Taseco Land có nội lực vững. Với đặc thù là công ty con của Tập đoàn Taseco – một Tập đoàn có thế mạnh về dịch vụ phi hàng không, khách sạn và xây dựng – TAL có khả năng tiếp cận nguồn lực phát triển dài hạn và kiểm soát rủi ro tốt.

Sự dịch chuyển của Taseco Land từ mô hình phát triển căn hộ cao cấp sang phân khúc đô thị vệ tinh trung cấp, cùng với chiến lược tích lũy quỹ đất hợp lý trong chu kỳ đáy của thị trường, đang cho thấy một "tư duy đầu tư giá trị" hiếm có trong ngành địa ốc. Nếu chu kỳ hồi phục diễn ra đúng như dự báo vào cuối năm 2025, Taseco Land có thể sẽ là “ngựa ô” trong nhóm bất động sản, nhờ vào khả năng triển khai nhanh và quỹ đất sạch đã được chuẩn bị từ trước.

Năm 2025 cũng đánh dấu hành trình phát triển năm thứ 14 của Taseco Land. Trên chặng đường sắp tới, doanh nghiệp vẫn luôn vững tin với nền tảng về nhân lực, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính, kinh nghiệm, thương hiệu....

Đại hội đồng cổ đông thường niên Taseco Land kết thúc trong không khí vui tươi, thể hiện niềm tin của cổ đông vào những nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới, tiếp tục đưa Taseco Land khẳng định vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Kinh tế

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý
Tài chính

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý

Tổng số nợ xấu đã tăng thêm 34.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản bảo đảm tại dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Duy Thông
Tài chính

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan

Tại Tọa đàm “Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 21.4, các đại biểu thống nhất cao việc luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42). Trước mắt, có thể thực hiện trong Luật Các tổ chức tín dụng nhưng theo trình tự rút gọn trong một kỳ họp; còn về lâu dài cần đưa vào một luật chung. Dù ở hình thức nào thì mục tiêu cuối cùng là tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
Tài chính

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Đồng tình và cho rằng nên sửa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng trong một kỳ họp, sửa sớm để có hiệu lực sớm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định, việc ban hành trên cơ sở rút gọn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Đại diện Agribank nhận Cup và chứng nhận sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam - Giải thưởng Sao Khuê 2025
Doanh nghiệp

6 hệ thống/sản phẩm Agribank đoạt Giải thưởng Sao Khuê 2025

Năm 2025 ghi nhận tăng trưởng vượt bậc trong số lượng cũng như chất lượng của các đề cử của Agribank được công nhận và vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025 trên nhiều lĩnh vực: Quản trị Doanh nghiệp đặc thù, Quản trị tài sản, Dữ liệu số và Tiện ích số. Những sản phẩm này một lần nữa khẳng định vị thế trong ngành công nghệ ngân hàng của Agribank.

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu
Kinh tế

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu

Tại Tọa đàm "Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, mà còn là điều kiện tiên quyết để giải phóng nguồn lực lớn đang bị "giam giữ" trong hệ thống ngân hàng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trước sức ép từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng chuyển hướng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, thay vì chỉ tập trung vào giải pháp ngắn hạn này, Việt Nam cần hướng đến một chiến lược dài hạn hơn, đó là chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Kinh tế

Quy định rõ ràng, khả thi về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”. Ủng hộ chủ trương này, song cộng đồng doanh nghiệp cho rằng cần quy định rõ ràng, hợp lý để có tính khả thi, giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ban Khai thác bay. Ảnh: VT
Doanh nghiệp

Vietravel Airlines bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Anh nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban kỹ thuật và ông Nguyễn Quang Đạt vào vị trí Giám đốc Ban Khai thác bay kiêm Đoàn trưởng Đoàn bay, hoạt động bổ nhiệm nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung tại chỗ của hãng trong năm 2025.

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Doanh nghiệp

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)

Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á 2025 diễn ra tại Thượng Hải - Trung Quốc, Bảo Việt Nhân thọ ghi dấu ấn mạnh mẽ khi lọt Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025. Không chỉ là cột mốc đáng tự hào trong hành trình hội nhập, giải thưởng còn mở đầu cho chuỗi hoạt động “Hào khí Việt Nam” mà Công ty triển khai trong tháng 4, với thông điệp tri ân lịch sử và lan tỏa giá trị Việt.

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh
Doanh nghiệp

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh

Chuyến bay VN244 của Vietnam Airlines, hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội, khai thác bằng máy bay Boeing 787-9 số hiệu VN-A868 mang biểu tượng Chim Lạc, chở theo 229 hành khách, đã cất cánh lúc 9h30 từ nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay chính thức khai trương nhà ga T3, đánh dấu thời khắc nhà ga hành khách hiện đại nhất cả nước bắt đầu đi vào hoạt động