Tự ý dùng thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Tự ý dùng thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc từ nước ngoài, người phụ nữ bị xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do loét dạ dày phải điều trị thở oxy, truyền dịch, truyền máu, giảm tiết niêm mạc dạ dày.

Theo đó, trường hợp nữ bệnh nhân N.T.M (65 tuổi, Phú Thọ) thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ với lý do đau bụng và mệt. Tuy nhiên, người bệnh bất ngờ phát hiện bản thân bị xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do loét dạ dày.

Tự ý dùng thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc, người phụ nữ bị loét dạ dày nặng -0
Loại thuốc người bệnh uống được gửi từ nước ngoài về, không có tem phụ, không có thông tin đơn vị nhập khẩu và chịu trách nhiệm về sản phẩm (Ảnh: BVCC)

Khai thác thông tin, người bệnh có tiền sử tăng huyết áp và chấn thương sọ não cũ do tai nạn giao thông không có di chứng. Cách ngày vào viện 5 ngày, người bệnh bị đau tay nên đã tự uống 1 loại thuốc giảm đau của Thái Lan được con mua gửi, mỗi ngày uống 4 viên chia 2 lần.

Sau uống thuốc 3 ngày, xuất hiện tình trạng đau bụng, ợ chua, ợ hơi và mệt mỏi. Người bệnh tự theo dõi ở nhà 2 ngày nhưng không đỡ, kèm theo có đại tiện phân màu đen, nên đã đến Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ khám.

Lúc vào viện, người bệnh tỉnh, đau bụng thượng vị, mệt nhiều, hoa mắt, chóng mặt, nôn ít dịch đen, đại tiện phân đen, huyết áp 100/60mmHg.

Qua thăm khám, kết quả nội soi tiêu hóa cho thấy có loét dạ dày FORREST-III, loét hành tá tràng FORREST-IIb; xét nghiệm công thức máu: Hồng cầu 2,9T/L (trung bình 4,5T/L), hemoglobin(Hb) 82g/l (bình thường135g/l-145g/l), hematocrit(Hct) 25% (bình thường 35-50%).

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do loét dạ dày Forrest III, loét hành tá tràng Forest Iib. Sau đó, người bệnh được điều trị thở oxy, truyền dịch, truyền máu, giảm tiết niêm mạc dạ dày.

Tự ý dùng thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc, người phụ nữ nguy kịch -0
Bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Chuyên Khoa 2 Bùi Mạnh Cường, Trưởng khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa cho biết, xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, hành tá tràng là một cấp cứu nội ngoại khoa.

Đây là tình trạng máu chảy từ lòng mạch vào trong ống tiêu hoá, người bệnh có biểu hiện nôn ra máu và/hoặc đi ngoài phân đen. Tình trạng này rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.

Nhiều bệnh nhân chỉ có biểu hiện mệt mỏi, đại tiện phân đen số lượng ít nên chủ quan không đến bệnh viện thăm khám ngay mà theo dõi tại nhà, đến khi mệt, chóng mặt, hoa mắt, ngất mới đến bệnh viện, thậm chí có nhiều bệnh nhân đến viện trong tình trạng shock mất máu ảnh hưởng tới tính mạng.

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tử vong của bệnh lý này 10-20%. Vì vậy, người bệnh cần phải chẩn đoán càng sớm càng tốt, để có biện pháp xử trí, cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ lưu ý, nhiều loại thuốc xương khớp của nước ngoài mà người dân hay mua trong thành phần có các hoạt chất chống viêm giảm đau không steorid, ngoài tác dụng chống viêm, giảm đau sẽ ảnh hưởng tới dạ dày gây ra viêm loét thậm chí có thể biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này. Đồng thời, khi thấy có những triệu chứng bệnh, bị đau, ốm, mệt mỏi, người bệnh cần đến bệnh viện khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc điều trị bệnh để tránh tiền mất, tật mang.

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn
Xã hội

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn

Ngày 30.3, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Thanh tra tỉnh Hòa Bình và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, công nghệ tổ chức Chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật tại xã Thành Sơn, huyện Mai Châu.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sức khỏe

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Ngày 29.3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chỉ trong ba tháng đầu năm 2025, đơn vị đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ não ở người trẻ. Gần đây nhất là ca bệnh P.H.S (21 tuổi), có tiền sử tim bẩm sinh bị đột quỵ nhồi máu não do tác động mạch não giữa phải.

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không
Sức khỏe

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không

Chiều ngày 27.3, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn đã đi kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều đáng nói, trong số những ca mắc sởi, có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp
Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Với tính chất tiện lợi, thực phẩm đóng hộp đang là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thực phậm, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số sản phẩm trên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể tấn công sức khoẻ người dùng bất cứ lúc nào.