Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trao tặng máy tính cho học sinh Trường THCS xã Núa Ngam tỉnh Điện Biên

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2024), ngày 14.4, đoàn công tác của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đến thăm và trao tặng 10 bộ máy tính cho Trường Trung học cơ sở xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Trường Trung học cơ sở (THCS) xã Núa Ngam nằm vùng ngoài của huyện Điện Biên với địa hình đồi núi phức tạp. Toàn xã có 12 thôn bản chủ yếu là người dân tộc Thái, Lào, Mông, Khơ Mú sinh sống. Năm học 2023 - 2024, Trường THCS xã Núa Ngam có 485 học sinh chia thành 14 lớp, học sinh dân tộc chiếm 84,1%, trong số đó có 184 học sinh bán trú.

150424_1.jpg -0
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS.TS Nguyễn Văn Minh phát biểu tại buổi trao tặng

Phát biểu tại lễ trao tặng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS.TS Nguyễn Văn Minh chia sẻ: “Tỉnh Điện Biên và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn có một tình cảm và sự gắn bó rất đặc biệt trong nhiều năm qua. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà trường có món quà nhỏ chia sẻ với thầy và trò của Trường THCS xã Núa Ngam. Món quà tuy không nhiều song thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ của thầy và trò Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với các thầy, cô giáo và các em học sinh ở vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên. Đồng thời, đây cũng là thể hiện trách nhiệm xã hội của thầy và trò Nhà trường với mong muốn học sinh các vùng khó khăn có được các điều kiện học tập tốt hơn”.

GS.TS Nguyễn Văn Minh cũng thông tin thêm, hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có một quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên vùng khó. Ngày 16.4.2024, Nhà trường sẽ trao hỗ trợ đợt đầu tiên cho 16 sinh viên, trong đó có 1 sinh viên ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đang học ngành Giáo dục mầm non khóa K70. Hy vọng các em sau khi tốt nghiệp sẽ được đón nhận về công tác tại địa phương.

150424_2.jpg -0
Hiệu trưởng Trường THCS xã Núa Ngam Phạm Trung Thành phát biểu

Cảm động trước sự chia sẻ với ngành giáo dục Điện Biên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THCS xã Núa Ngam Phạm Trung Thành bày tỏ sự trân trọng tình cảm của cán bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dành cho Nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh của Trường THCS xã Núa Ngam dạy, học tốt môn Tin học; cũng như thực hiện có hiệu quả các hoạt động khác của Nhà trường.

"Thầy và trò Trường THCS xã Núa Ngam sẽ bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả món quà quý báu này", Hiệu trưởng Trường THCS xã Núa Ngam nhấn mạnh.

150424_3.jpg -0
Đoàn công tác Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trao tặng máy tính cho Trường THCS xã Núa Ngam

Sau khi trao tặng máy tính, đoàn công tác cũng đã đi thăm các phòng học bộ môn, chỗ ăn, nghỉ của học sinh bán trú của Trường THCS xã Núa Ngam.

Trong chuyến đi này, đoàn đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Điện Biên, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

Một số hình ảnh nổi bật của đoàn công tác Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: 

150424_4.jpg -0
Đoàn công tác thăm phòng máy tính của Trường THCS xã Núa Ngam
150424_5.jpg -0
Đoàn công tác thăm thư viện Trường THCS xã Núa Ngam
150424_6.jpg -0
GS.TS Nguyễn Văn Minh tặng sách cho BGH Trường THCS xã Núa Ngam
150424_7.jpg -0
GS.TS Nguyễn Văn Minh tặng sách cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên
150424_8.jpg -0
Đoàn công tác thăm và làm việc với Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Điện Biên
150424_9.jpg -0
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Điện Biên
150424_10.jpg -0
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên

Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp
Giáo dục

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giảm thêm 3% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025) và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).