Trưng bày tưởng nhớ họa sĩ Hồ Hữu Thủ có chủ đề “Từ bộ sưu tập năm 1980 tới tác phẩm cuối cùng”, giới thiệu 50 tác phẩm của ông, từ bức sơn mài khổ lớn nhất đến bộ tranh phác thảo chưa được sáng tác.
Trưng bày khai mạc ngày 27.10 tại Nhà trưng bày triển lãm thành phố Hồ Chí Minh, số 92 Lê Thánh Tôn, Quận 1, do Ngôi nhà nghệ thuật SANN, các nhà sưu tập cùng gia đình họa sĩ tổ chức.
Đại diện Ngôi nhà nghệ thuật SANN cho biết, đây là trưng bày đầy đủ nhất các tác phẩm của họa sĩ Hồ Hữu Thủ từ trước đến nay, có cả những tác phẩm phác thảo gần như đầu tiên vào năm 1980, hay tác phẩm sơn mài khổ lớn nhất của họa sĩ đến trên 7,2m.
30 phác thảo đặc biệt trong 4 thập niên (từ 1980) của họa sĩ Hồ Hữu Thủ. Nguồn: BTC
Trong đó, có 30 phác thảo trong 4 thập niên từ những năm 1980 chưa được sáng tác thành tranh; và hai tác phẩm đang vẽ dở dang, khi họa sĩ ra đi chưa kịp hoàn thành, một tác phẩm vẽ thiếu nữ và trăng, một tác phẩm vẽ thiếu nữ và hoa sen.
Hai bức tranh đáng chú ý tại trưng bày là "Âm nhạc", 2006, 120x140, sơn dầu và "Đôi bạn", 2021, 100 130, sơn dầu. Tác phẩm "Âm nhạc” được họa sĩ sáng tác ở tuổi 60, là độ tuổi sung mãn nhất của đời nghệ sĩ. Từ bút pháp, màu sắc đến bố cục đều thể hiện sự sâu lắng của tác phẩm.
Đàn ở trong đàn, những nhạc cụ như quyện vào nhau tạo nên một bản hòa tấu trong mắt người xem. Đây cũng là một trong những tác phẩm đỉnh cao của bộ sưu tập tranh của ông.
Còn "Đôi bạn" là về ngựa, đề tài mà ông vẽ, vẽ hoài, càng vẽ càng đẹp, càng chín, càng sâu.
Họa sĩ Hồ Hồng Lĩnh - con trai họa sĩ Hồ Hữu Thủ, cho biết, cha anh vẽ khoảng 5.000 bức tranh với nhiều kích thước. Phần lớn tranh được các nhà sưu tập lưu giữ. “Cha tôi thích vẽ thiếu nữ, ngựa, chim, sen, trăng, cây đàn. Ông vẽ theo trường phái lãng mạn siêu thực đậm chất thơ. Vậy nên nhiều bạn bè của ông là nhà thơ thích lấy tranh để minh họa cho các tập thơ như nhà thơ Nguyễn Duy Thức, Trần Tuấn Kiệt… Tranh của cha tôi không bị phụ thuộc vào ánh sáng thực, ông muốn cho sáng chỗ nào thì chỗ đó sáng. Cũng vì không bị định kiến về quy luật ánh sáng lại là thế mạnh của ông”.
Tính đến thời điểm qua đời, ngày 9.9.2024, thọ 84 tuổi, họa sĩ Hồ Hữu Thủ có hơn 60 năm tận tuỵ với nghề. Một điều đặc biệt là ông chưa bao giờ vẽ ban đêm, ông ngưng vẽ khi mặt trời xuống.
Trưng bày “Từ bộ sưu tập năm 1980 tới tác phẩm cuối cùng” tưởng nhớ cố họa sĩ Hồ Hữu Thủ diễn ra đến ngày 5.11.
Họa sĩ Hồ Hữu Thủ sinh năm 1940, tại Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ông lập nghiệp và tạo nên danh tiếng tại TP. Hồ Chí Minh. Ông tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, sau đó giảng dạy mỹ thuật tại Sài Gòn. Ông là hội viên Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Hồ Hữu Thủ được mệnh danh là "thuật sĩ của sơn mài". Trên báo Journal d'Extrême Orient, người ta so sánh ông với Chagall, với Henri Rousseau. Ông là họa sĩ tạo ra phong cách vẽ tranh sơn mài mới, được gọi là sơn ta Việt Nam.
Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…
Standard Chartered Marathon Di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra ngày 9.11, với điểm xuất phát - về đích tại Cung Thể thao Quần Ngựa nhằm gia tăng trải nghiệm cho vận động viên.
Ngày 2.4, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch, LEGO Việt Nam, JYSK Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức Lễ trao giải và triển lãm tranh cuộc thi "Đan Mạch trong mắt em 2024 - Denmark in my eyes 2024”.
Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.
Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Tối 5.4, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), 72A Nguyễn Trãi, Hà Nội, sẽ diễn ra sự kiện đối thoại "Âm sắc" giữa nhạc sĩ Quốc Trung và họa sĩ Trịnh Tuân.
Trưng bày tranh "Dọc miền di sản" sẽ đưa khán giả khám phá vẻ đẹp văn hóa, thiên nhiên và con người Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật của họa sĩ Lê Rin.
Từ ngày 1.4 - 4.5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
Ban tổ chức Liên hoan phim quốc tế TP. Hồ Chí Minh (HIFF) đã gửi thông báo các đối tác, nhà làm phim trong nước và quốc tế, theo đó, sẽ không tổ chức HIFF 2025.
Ngày 31.3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Gần 2.000 người tham gia giải chạy "Bừng sắc Thủy Nguyên", mở ra hành trình trải nghiệm lịch sử và văn hóa độc đáo tại thành phố Thủy Nguyên giàu bản sắc.
Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé MILO đồng hành với Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025) tổ chức tại TP. Đông Hà, Quảng Trị từ ngày 28 - 30.3.
Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.
Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.
Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.
Cuốn hồi ký bán chạy của Phó tổng thống Mỹ J.D.Vance vừa được Omega+ và Nhà xuất bản Thế giới ấn hành tại Việt Nam với tên "Khúc bi ca của gã dân quê".
Ẩm thực không đơn thuần là chuyện “ăn ngon”, mà là một phần hồn vía Thăng Long - nơi mỗi món ăn là một câu chuyện, một lát cắt văn hóa, một “dấu vân tay” riêng của từng gia đình, từng phố nghề...
Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…