Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạoSở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cắt giảm thủ tục hành chính không thật cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó chú trọng doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao, chế biến sâu vào các ngành hàng chủ lực của tỉnh như: Chè, quế, chuối, dứa, dược liệu...
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống; Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững dựa trên tiềm trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế, đi vào chiều sâu theo hướng đa giá trị, quy mô lớn, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, tuần hoàn, phát thải thấp, thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, có sức cạnh tranh cao. Tập trung hỗ trợ, phát triển hợp tác xã và các mô hình hợp tác trong nông nghiệp; nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giữa Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà quản lý, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.
Công văn cũng nêu rõ: Sở NN-PTNT đẩy mạnh ứng dựng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp: Tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công nghiệp chế biến nông sản nhằm tạo ra các quy trình sản xuất, mô hình nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế biến sâu nông sản, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường với định hướng chung của tỉnh và Trung ương; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023 - 2025; hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Cùng đó, chủ trì, triển khai có hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đăng ký cấp mã số vùng trồng... phục vụ xuất khẩu nông sản; triển khai hiệu quả “Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.