Bắc Kạn nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Xây dựng mô hình điểm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% số dân là người đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh đã đặc biệt quan tâm, ưu tiên nguồn lực triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc, qua đó cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS. Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng y tế, giáo dục, tỉnh đã chú trọng triển khai các đề án, dự án, chính sách giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2022. Trên cơ sở đó, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại các xã vùng sâu, vùng xa và xây dựng 11 mô hình điểm “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

a4-3263.jpg
Truyền thông về bình đẳng giới, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại mô hình điểm của Trường Tiểu học và THCS Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm

Theo Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bế Ngọc Thuấn, mô hình điểm đã góp phần thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền phổ biến, vận động đồng bào DTTS thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình. Từ đó, có sự thay đổi trong hành vi, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở địa phương. Đặc biệt, việc thành lập Nhóm nòng cốt là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín… đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động kịp thời khi có phát sinh các trường hợp có thể dẫn đến tảo hôn, đây là điểm mới, đem lại hiệu quả cao cho mô hình.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền

Mặc dù công tác tuyên truyền, vận động được triển khai thường xuyên, kịp thời đến với người dân vùng DTTS nhưng qua theo dõi của Ban Dân tộc tỉnh, tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra và có xu hướng tăng trở lại trên địa bàn một số thôn vùng cao. Theo đánh giá, bên cạnh những nguyên nhân khách quan như phong tục, tập quán đã ăn sâu trong nhận thức từ nhiều đời nay của phần lớn đồng bào các DTTS; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao... còn có nguyên nhân xuất phát từ phương thức lãnh đạo, cách thức tuyên truyền, vận động.

Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bế Ngọc Thuấn cho biết, kiểm tra thực hiện việc xây dựng các mô hình điểm “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại một số huyện trên địa bàn cho thấy, quá trình phối hợp giữa Ban Chỉ đạo huyện, xã và nhóm nòng cốt chưa chặt chẽ và phát huy hiệu quả trong việc ngăn ngừa các trường hợp có nguy cơ tảo hôn, dẫn đến còn lúng túng trong xử lý. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tuy đã được triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng đôi khi chưa thường xuyên, rộng khắp; việc bất đồng về ngôn ngữ cũng dẫn đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở các thôn bản chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Để duy trì thực hiện hiệu quả mô hình điểm trong thời gian tới, Ban Dân tộc đề nghị các huyện tăng cường phối hợp, nắm địa bàn để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các xã. Thường xuyên rà soát, kiện toàn Nhóm nòng cốt, trong đó, xem xét phân công Trưởng nhóm cho phù hợp; chỉ đạo hoạt động của nhóm để phát huy vai trò của các thành viên. Đồng thời, xem xét chỉ đạo hướng dẫn đưa nội dung phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào quy chế, hương ước của thôn và đưa vào tiêu chí khi xét công nhận gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa hàng năm. Ngoài ra, cần tổ chức đánh giá tổng kết các mô hình điểm, trên cơ sở đó đề xuất duy trì và nhân rộng cho giai đoạn tiếp theo…

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ cơ bản đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực của vùng, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, trọng tâm là Tiểu dự án 2 giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS thuộc Dự án 9 của Chương trình. Chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp đối với công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tỉnh cũng đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào DTTS, đúng đối tượng; phát huy vai trò đội ngũ báo cáo viên các cấp, cán bộ xã, thôn; lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các chương trình thông tin lưu động, sân khấu hóa; hoạt động ngoại khóa trong các trường học, các câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật. Đồng thời, tiếp tục phát huy vai trò đội ngũ cán bộ người DTTS, già làng, trưởng thôn, người có uy tín… ở cơ sở trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, các biện pháp ngăn chặn như vận động Nhân dân trong cộng đồng không dự đám cưới tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ngay từ trong khu dân cư.

Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế
Địa phương

Thái Nguyên: Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Đền thờ Lý Nam Đế (Đền Mục), phường Tiên Phong (Thái Nguyên) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế được coi là một trong những di tích quan trọng liên quan đến việc phát hiện quê hương gốc của Lý Nam Đế, đồng thời là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao của vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99%, mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%

Trong 9 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06/CP, ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Đáng chú ý, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99% và mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt 100%.

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển
Trên đường phát triển

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Trên đường phát triển

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều yếu tố, ngoài nguồn vốn hỗ trợ, còn phải có nhiều cơ chế đồng bộ về đất đai, xây dựng, môi trường. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh, sạch và bền vững.

Huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc
Trên đường phát triển

Huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp Mường Ảng khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Cà Mau Trịnh Trung Kiên
Địa phương

Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày càng thuận tiện, tạo được niềm tin trong Nhân dân

BHXH, BHYT là chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, là hai trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Cà Mau, BHXH, BHYT không ngừng được hoàn thiện và mở rộng, tỷ lệ người tham gia năm sau cao hơn năm trước. Tiến tới BHXH, BHYT toàn dân, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau Trịnh Trung Kiên đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân những cách làm hay, kinh nghiệm quý để thu hút người dân tham gia bảo hiểm ngày một nhiều hơn.

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba

Tối 30.10, tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), UBND tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.

Khởi sắc cây “thoát nghèo” ở Mường Ảng
Trên đường phát triển

Khởi sắc cây “thoát nghèo” ở Mường Ảng

3 năm gần đây, giá café arabica trên địa bàn huyện Mường Ảng (Điện Biên) ổn định ở mức khá. Như lời Phó chủ tịch UBND huyện Tạ Mạnh Cường, thì đây là kết quả của sự chung sức đồng lòng cả hệ thống chính trị lẫn người dân trong nỗ lực nâng cao giá trị loại cây chiến lược. Và phấn khởi nhất, nguồn lực từ hạt cà phê Mường Ảng đã và đang giúp hàng ngàn người dân quanh vùng ổn định cuộc sống…

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW và Kết luận số 80-KL/TW. Ảnh: VĨNH THÀNH
Địa phương

Khánh Hòa: Tạo môi trường thực tiễn để thanh niên rèn luyện, trưởng thành

Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cấp thanh niên tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức về công tác thanh niên theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW và Kết luận số 80-KL/TW, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng nâng cao hiệu quả các cuộc vận động, phong trào, tạo môi trường thực tiễn để thanh niên rèn luyện, trải nghiệm, phấn đấu và trưởng thành...

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Một góc diện mạo NTM ở huyện Chương Mỹ
Địa phương

Chương Mỹ vững tin hoàn thành mục tiêu trước thời hạn

Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020.;đến nay, trên địa bàn đã có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Với nỗ lực quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, huyện Chương Mỹ đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 có 18 xã đạt NTM nâng cao, vượt kế hoạch đề ra và có 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”
Địa phương

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Khắc ghi lời căn dặn“Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, Công an huyện Sơn Động đã quán triệt, triển khai nhiều biện pháp công tác nhằm phát huy truyền thống “Công an Sơn Động vì nước, vì dân, tận tâm, tận lực”, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.