Huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp Mường Ảng khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Trong 5 năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước bằng nhiều chương trình, dự án như Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới... kinh tế khu vực đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Mường Ảng tiếp tục có bước phát triển ổn định.

Theo báo cáo của UBND huyện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành Nông - Lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp - Dịch vụ. Lĩnh vực trồng trọt đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Năng suất các loại cây trồng tăng do áp dụng tiến bộ mới về giống và kỹ thuật thâm canh. Sản phẩm trồng trọt đã cơ bản đảm bảo về nhu cầu lương thực thực phẩm trong huyện.

d58b3e8c28b590ebc9a4.jpg
Cây giống được cấp phát miễn phí đến đồng bào xã Ẳng Tở

Riêng công tác thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới, huyện Mường Ảng đạt được những kết quả rất khả quan. Tính đến nay, toàn huyện có 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, trung bình đạt 11,3 tiêu chí nông thôn mới/xã, không có xã đạt dưới 9 tiêu chí. Hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh được quan tâm đầu tư, tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Các công trình thủy lợi cơ bản cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đi lại được quanh năm; 128,3km đường nội bản, liên bản được cứng hóa. 100% số xã được phủ sóng viễn thông, 100% số xã có điện lưới quốc gia, 96% số bản có điện và 97,1% số hộ được dùng điện lưới. 100% số trạm y tế có cơ sở hạ tầng bảo đảm quy định của Bộ Y tế, 100% số hộ gia đình thị trấn được sử dụng nước sạch, 98% số hộ khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ hộ nghèo toàn Huyện giảm từ 30,85% cuối kỳ năm 2019 xuống còn 22,13% cuối kỳ năm 2023.

Về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trên địa bàn huyện hiện có 10 sản phẩm OCOP. Mường Ảng đang tập trung chỉ đạo vận động người dân mở rộng diện tích các sản phẩm trên, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm; đảm bảo tăng năng suất, tăng diện tích và chất lượng theo đúng thương hiệu của sản phẩm OCOP. Huyện cũng quyết tâm từng bước phát triển các sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân.

Đối với thực hiện Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Mường Ảng đã tổ chức thực hiện các nội dung của 8/10 dự án thuộc Chương trình.

0a29a1214818f046a909-1.jpg
Đồng bào các DTTS huyện Mường Ảng tham dự hội thi tỉnh Điện Biên

Về công tác đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến 30.9.2024, Huyện đã đầu tư xây dựng 72 công trình (gồm 22 công trình đường giao thông, 13 trường học, 19 nhà văn hóa, 7 công trình nước sinh hoạt và 11 công trình thủy lợi); duy tu, bảo dưỡng 30 công trình trên địa bàn các xã, thị trấn.

Cơ quan chức năng thực hiện xong việc hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đến năm 2023 là 202 téc nước cho 202 hộ nghèo; năm 2024 hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 610 hộ nghèo.

Để hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, Huyện đã triển khai 35 dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm với 1.163 hộ tham gia. Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, huyện đã mở 3 lớp đào tạo tiếng dân tộc thiểu số với 157 học viên, 4 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 72 học viên. Năm 2024, huyện tiếp tục tổ chức 8 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với trên 240 học viên.

Về sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Mường Ảng tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. Hiện toàn địa bàn huyện có 32/37 trường đạt chuẩn Quốc gia; huyện cũng đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và xóa mù chữ mức độ 2. Có 6/10 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 và có 61,6% số phòng học được kiên cố hóa...

cho-trung-tam.jpg
Đời sống của đồng bào các DTTS trong huyện luôn được chăm lo đầy đủ

Trong thời gian tới, để các Chương trình MTQG ngày càng phát huy hiệu quả, huyện Mường Ảng sẽ tiếp tục huy động, thu hút đầu tư và tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS theo hướng bền vững; chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực.

Đồng thời nghiên cứu đề xuất các chính sách phù hợp với địa phương để hỗ trợ Nhân dân, tạo điều kiện để đồng bào DTTS tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng lợi từ các dịch vụ phúc lợi xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đồng bào DTTS tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Trên đường phát triển

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Cà Mau Trịnh Trung Kiên
Địa phương

Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày càng thuận tiện, tạo được niềm tin trong Nhân dân

BHXH, BHYT là chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, là hai trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Cà Mau, BHXH, BHYT không ngừng được hoàn thiện và mở rộng, tỷ lệ người tham gia năm sau cao hơn năm trước. Tiến tới BHXH, BHYT toàn dân, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau Trịnh Trung Kiên đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân những cách làm hay, kinh nghiệm quý để thu hút người dân tham gia bảo hiểm ngày một nhiều hơn.

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba

Tối 30.10, tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), UBND tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.

Khởi sắc cây “thoát nghèo” ở Mường Ảng
Trên đường phát triển

Khởi sắc cây “thoát nghèo” ở Mường Ảng

3 năm gần đây, giá café arabica trên địa bàn huyện Mường Ảng (Điện Biên) ổn định ở mức khá. Như lời Phó chủ tịch UBND huyện Tạ Mạnh Cường, thì đây là kết quả của sự chung sức đồng lòng cả hệ thống chính trị lẫn người dân trong nỗ lực nâng cao giá trị loại cây chiến lược. Và phấn khởi nhất, nguồn lực từ hạt cà phê Mường Ảng đã và đang giúp hàng ngàn người dân quanh vùng ổn định cuộc sống…

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW và Kết luận số 80-KL/TW. Ảnh: VĨNH THÀNH
Địa phương

Khánh Hòa: Tạo môi trường thực tiễn để thanh niên rèn luyện, trưởng thành

Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cấp thanh niên tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức về công tác thanh niên theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW và Kết luận số 80-KL/TW, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng nâng cao hiệu quả các cuộc vận động, phong trào, tạo môi trường thực tiễn để thanh niên rèn luyện, trải nghiệm, phấn đấu và trưởng thành...

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Một góc diện mạo NTM ở huyện Chương Mỹ
Địa phương

Chương Mỹ vững tin hoàn thành mục tiêu trước thời hạn

Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020.;đến nay, trên địa bàn đã có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Với nỗ lực quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, huyện Chương Mỹ đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 có 18 xã đạt NTM nâng cao, vượt kế hoạch đề ra và có 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”
Địa phương

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Khắc ghi lời căn dặn“Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, Công an huyện Sơn Động đã quán triệt, triển khai nhiều biện pháp công tác nhằm phát huy truyền thống “Công an Sơn Động vì nước, vì dân, tận tâm, tận lực”, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa
Trên đường phát triển

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cao Bằng, quá trình triển khai cuộc vận động đã có nhiều kết quả tích cực, người dân từng bước thay đổi nhận thức, hàng Việt được đưa đến người tiêu dùng tại vùng sâu, vùng xa với chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc
Trên đường phát triển

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển chế biến nước mắm giai đoạn 2022 - 2024, Sở Công Thương Kiên Giang tiếp tục xây dựng đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản giai đoạn 2025 - 2027”.

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn
Trên đường phát triển

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn

Phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức lại, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp Long An đã phối hợp củng cố các HTX nông nghiệp đã thành lập trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); xây dựng HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC… Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... như những "tấm vé thông hành” giúp nhiều nông sản từng bước tạo dựng được thương hiệu, chinh phục các thị trường lớn.

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững
Trên đường phát triển

Bước khởi đầu cho sản xuất lúa bền vững

Với mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An hình thành 125.000ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… Việc khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ là bước khởi đầu cho sản xuất lúa theo hướng bền vững.

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận
Trên đường phát triển

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, chanh, thanh long, rau) và 2 con (con bò, con tôm). Hiệu quả bước đầu của các mô hình đã góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Qua đó, giảm chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận cho các hộ tham gia.

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn
Trên đường phát triển

Phấn đấu đến năm 2030, Đắk Lắk cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Với chủ đề “Đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững; góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 chính thức diễn ra hôm nay (25.10) tại TP. Buôn Ma Thuột.