Vì sao Mường Ảng vận hành các chợ trung tâm thành công?

Trong bối cảnh nhiều địa phương còn loay hoay với bài toán xây chợ rồi bỏ hoang, còn người dân vẫn tấp nập mua bán ở lòng lề đường, thì Mường Ảng liên tiếp đưa vào hoạt động, và vận hành thành công 2 chợ trung tâm.

Phải hơn hoặc bằng địa điểm cũ

Chợ trung tâm thị trấn Mường Ảng khởi công xây dựng tháng 2.2020, khánh thành đưa vào sử dụng 11.2020 trên diện tích gần 14 nghìn m2. Đến nay, sau 4 năm vận hành, chợ không chỉ là nơi đồng bào Thái, H'Mông, Khơ Mú... giao thương buôn bán thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mà đã trở thành biểu tượng của nếp sống văn hóa, văn minh mới nơi đồng bào trong huyện.

Trưởng Ban quản lý Chợ Nguyễn Văn Bắc cho biết, chợ họp hàng ngày nên công việc quản lý cũng phải chạy theo để đáp ứng được nhu cầu trên của đồng bào. Sáng sớm, cán bộ hướng dẫn người bán sắp xếp hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp, đặc biệt là những quầy hàng được bổ sung hàng mới. Quan trọng nhất là không được bày tràn lan để thuận lợi cho việc đi lại chung của cả người mua lẫn những tiểu thương khác.

d9cc02dcfe465c180557.jpg
Lãnh đạo huyện hỏi thăm đồng bào việc buôn bán tại Chợ trung tâm Mường Ảng

Theo quan sát, các phân khu hàng tươi sống, hàng hoa quả, hàng rau đến hàng khô… được quy hoạch rõ nét, có khoảng cách để tránh xung đột giữa các loại mặt hàng. Do đặc thù của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, nên mặt hàng khô tương đối phong phú, và bản thân khách vãng lai ngang qua QL279 dừng lại cũng rất nhiều. Ban quản lý chợ đã bỏ trống một số gian hàng tạo lối đi giữa các phân khu, nhờ đó người dân có thể tiếp cận từng gian hàng thuận tiện nhất.

Tiểu thương Trịnh Thị Thơm nhà ở bản Mánh Đanh, xã Ẳng Cang, cách chợ thị trấn Mường Ảng khoảng 7km. Chị chạy chợ đã gần 10 năm nay và là người chứng sự thay đổi trong nếp buôn bán của chợ cóc, chợ tạm địa phương.

“Chợ cũ chật hẹp, nên chúng tôi phải ngồi tràn ra cả QL279 rất nguy hiểm. Ra chợ mới ai cũng thấy khang trang, sạch sẽ, rất quy củ. Bà con tiểu thương yên tâm buôn bán, tuy số người mới tăng nhẹ nhưng so với chợ cũ vẫn đàng hoàng hơn nhiều”, bà Thơm so sánh.

Tiếp nối thành công trên, đầu năm 2024 Mường Ảng quyết định tiếp tục xây dựng chợ trung tâm xã Búng Lao. Đây không chỉ là trung tâm trao đổi mua bán hàng hóa của người dân trong huyện mà còn thu hút người dân các khu vực lân cận, như huyện Điện Biên Đông, Tuần Giáo và xã Mường Bám, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La).

Chánh văn phòng UBND huyện Mường Ảng Nguyễn Duy Hải nguyên là Bí thư Đảng uỷ xã Búng Lao. Ông Hải cho biết, Búng Lao là đơn vị hành chính nằm ở vị trí cửa ngõ vào huyện, trên đường quốc lộ 279 từ dưới xuôi lên tỉnh lị Điện Biên Phủ. Do vậy, trước khi có chợ, đồng bào phải ngồi tràn cả ra mặt đường, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về giao thông.

“Trước đây, khi chợ chưa được xây, việc buôn bán ven đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Nhiều vụ việc không may đã xảy ra, nhưng vì mưu sinh mà bà con vẫn phải bám trụ. Từ khi có chợ mới, chính quyền hoàn toàn yên tâm về công tác an toàn, an ninh, đảm bảo trật tự giao thông. Bà con buôn bán cũng không lo nắng mưa, khói bụi, chợ mới cũng giúp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn…,” ông Hải phân tích.

cho-bung-lao.jpg
Chợ Búng Lao được khánh thành dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Vì những lợi ích sát sườn như vậy, nên sau khi có dự án xây dựng chợ trung tâm xã Búng Lao, hầu hết tiểu thương là đồng bào các dân tộc trong và ngoài xã đã đăng ký ngay gian hàng.

Cũng giống chợ trung tâm thị trấn, chợ Búng Lao có giá trị xây lắp giai đoạn 1 là trên 8 tỷ đồng, gồm 2 khu bán hàng tươi sống và khu đình chợ. Chợ có đầy đủ hạng mục phụ trợ như rãnh thoát nước, rãnh chịu lực, khu vệ sinh, hàng rào tiếp giáp với khu dân cư, hệ thống điện chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, cây xanh, bãi gửi xe... Tất cả được đầu tư đồng bộ, hợp lý, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của hàng trăm hộ tiểu thương.

Điểm hẹn của người dân

Theo phân tích của Chủ tịch UBND huyện Tô Trọng Thiện, với truyền thống của người dân Việt Nam, chợ không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, gặp gỡ giao lưu tình làng nghĩa xóm. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất là địa điểm đặt chợ phải là nơi thực sự thuận tiện về mặt đi lại cho tất cả người dân.

Sau hàng chục buổi đối thoại, gặp gỡ, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào không chỉ trên địa bàn có chợ mà cả những xã lân cận, huyện quyết định khởi động những dự án chợ trung tâm trên.

“Xây chợ luôn là vấn đề lớn và rất khó với các địa phương. Do vậy, ngay từ khâu quy hoạch đến tổ chức thực hiện chúng tôi phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết. Chúng tôi lấy ý kiến nhân dân từ phương án quy hoạch, phương án thiết kế và trong quá trình đầu tư xây dựng phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân để nhân dân có điều kiện kinh doanh buôn bán hiệu quả,” ông Thiện cho biết.

Từ thực tiễn cho thấy, nguyên nhân chính vướng mắc trong việc triển khai các dự án hạ tầng đều bởi chính quyền không cho người dân chưa thấy được lợi ích cho chính họ và lợi ích cho cộng đồng mà công trình đó đem lại.

cho-trung-tam-muong-ang.jpg
Nhiều sự kiện văn hoá - thể thao được Mường Ảng tổ chức tại chợ trung tâm

Mặt khác, trong quá trình triển khai chính sách đền bù giải phóng mặt bằng còn thiếu chặt chẽ, chưa đủ sức thuyết phục nhân dân. Vì vậy, Mường Ảng luôn tìm cách tháo gỡ những vướng mắc cơ bản đó trong giải phóng mặt bằng cho các công trình, trong đó coi trọng công tác dân vận.

Sau khi nắm được những nhu cầu cơ bản và tâm lý của số đông, huyện Mường Ảng đã quy hoạch chợ trung tâm huyện trên 1 khu đất rộng, người dân có thể vào chợ từ 4 phía, bên trong được thiết kế thông thoáng, lối đi lại rộng rãi. Đặc biệt tại đây, người dân cũng có thể đi cả xe máy vào trong chợ mua hàng mà không cần phải gửi xe.

Chủ tịch Tô Trọng Thiện chia sẻ, để thành công trong việc xây dựng chợ thì bài học mà hệ thống chính trị huyện Mường Ảng rút ra, là tất cả, từ huyện đến cơ sở đều phải nhập cuộc với quyết tâm cao nhất, với trọng tâm là sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân.

Để chợ đi vào hoạt động có hiệu quả, huyện Mường Ảng đã hỗ trợ toàn bộ tiền phí vệ sinh môi trường cho các tiểu thương trong 6 tháng đầu tiên, đồng thời lấy chợ làm địa điểm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao để thu hút đông đảo người dân qua lại...

Và trên thực tế, hiện tại cả chợ trung tâm thị trấn lẫn chợ Búng Lao hiện nay đều là điểm đến ăn sáng, cà phê của người dân địa phương và du khách. Mường Ảng là vựa cà phê arabia của Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng, nên các xã, thị trấn dọc quốc lộ 279 thu hút nhiều du khách dừng chân và thưởng thức đồ uống quyến rũ này.

Trên đường phát triển

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều thành tựu nổi bật nhờ sự lãnh đạo quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng mạnh, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh
Trên đường phát triển

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

Một trong những quan điểm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận năm 2024 là “Lấy doanh nghiệp là trung tâm, là động lực và mục tiêu cho sự phát triển, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đạt 69,10 điểm, tăng 3,67 điểm, tăng 38 bậc so với năm 2021 và tăng 19 bậc so với năm 2022, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.

Bình Dương thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ bền vững, đi vào chiều sâu
Trên đường phát triển

Bình Dương thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ bền vững, đi vào chiều sâu

Hiệu quả phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương dù đã được cải thiện đáng kể, song, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Ở giai đoạn mới, Bình Dương tiếp tục quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, sớm hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên phụ liệu và vùng công nghiệp hỗ trợ, cùng với đó nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế
Địa phương

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế

Là huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, những năm qua, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đổi mới theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn. Có kiến thức, nhiều hộ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo động lực thoát nghèo bền vững.

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.