Bắc Kạn nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Bài 1: Tảo hôn - vấn nạn cản trở sự phát triển

Tỉnh Bắc Kạn có trên 88% dân số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở một số vùng cao. Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, xử phạt răn đe, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Nhiều trường hợp cố tình vi phạm

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là vấn nạn lớn, cản trở sự phát triển vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Đồn nói riêng. Để hạn chế tình trạng này, huyện Chợ Đồn đã triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có triển khai mô hình điểm “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại 3 xã Nam Cường, Xuân Lạc, Tân Lập.

Theo báo cáo của các xã, từ năm 2022 đến nay đã xảy ra 24 trường hợp tảo hôn, tập trung chủ yếu ở xã Xuân Lạc (20 trường hợp), đặc biệt có xã khác cũng có trường hợp tảo hôn tăng nhiều so với trước khi xây dựng mô hình điểm. Nguyên nhân do phong tục, tập quán ở một số nơi vẫn còn lạc hậu, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về tác hại của việc kết hôn và sinh con sớm còn nhiều hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình chưa cao. Trong khi đó, chính quyền lại chưa có biện pháp tuyên truyền, vận động và cương quyết ngăn chặn kịp thời.

z4299498159841-61e63e2c007dd99c1a2e6b04eaeacc70-2435.jpg
Phát huy vai trò người có uy tín để nâng cao nhận thức cho người dân. Ảnh: Thanh Loan

Không riêng Chợ Đồn mà tại huyện vùng cao khác như Ngân Sơn, thực trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp. Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn 2 xã triển khai xây dựng mô hình điểm là Thượng Quan và Hiệp Lực cũng xảy ra 16 cặp tảo hôn, 1 cặp kết hôn cận huyết thống. Mặc dù các xã đã kịp thời phát hiện, tuyên truyền, vận động nếu còn vi phạm sẽ xử phạt răn đe, tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Qua theo dõi của Ban Dân tộc tỉnh cho thấy, hiện nay, thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thường xảy ra ở giai đoạn từ 16 - 19 tuổi đối với nam và từ 14 - 17 tuổi đối với nữ. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm chất lượng dân số, thất học, khó phát triển kinh tế. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời gian qua.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân

Trước tình trạng tảo hôn vẫn còn những diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Kạn đã lồng ghép vào hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn. Trong năm 2023, tỉnh đã tiếp nhận và thực hiện 907 vụ việc/907 lượt người có đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, trong đó có nội dung liên quan đến hôn nhân gia đình, đối tượng người DTTS là 627 người. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc tảo hôn, một số người vẫn “vô tư” nói, cứ cho các cháu cưới nhau, không khai báo và không đăng ký kết hôn thì không sao. Nhưng cũng có nhiều người nghiêm túc nhìn nhận, tảo hôn là vi phạm pháp luật nên sẽ dặn dò con cháu tập trung học tập, không yêu và kết hôn sớm để có tương lai tốt hơn.

Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS, tỉnh Bắc Kạn đã chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” vào Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai.

Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bế Ngọc Thuấn cho biết, do tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào còn nhiều thiếu thốn, vẫn còn trường hợp mù chữ, nhận thức của một số đồng bào còn hạn chế. Mặt khác, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao; sự can thiệp, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết…

Điều đáng bàn khác, hiện nay nhiều bậc phụ huynh do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải đi làm xa, không sát sao trong quản lý con, dẫn đến các em là những đối tượng có nguy cơ dễ bị xâm hại, kết hôn sớm. Trong khi đó, những phản ứng từ phía cộng đồng còn rất yếu ớt.

Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại tỉnh Bắc Kạn là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng rất quan trọng. Các cấp, ngành đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ thôn, các tổ chức chính trị xã hội, người uy tín trong cộng đồng và người dân về các quy định pháp luật, thực trạng, hậu quả và hệ lụy của vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Qua đó, tạo đồng thuận trong xã hội cùng chung tay ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Trên đường phát triển

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Trên đường phát triển

Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều yếu tố, ngoài nguồn vốn hỗ trợ, còn phải có nhiều cơ chế đồng bộ về đất đai, xây dựng, môi trường. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh, sạch và bền vững.

Huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc
Trên đường phát triển

Huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp Mường Ảng khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Cà Mau Trịnh Trung Kiên
Địa phương

Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày càng thuận tiện, tạo được niềm tin trong Nhân dân

BHXH, BHYT là chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, là hai trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Cà Mau, BHXH, BHYT không ngừng được hoàn thiện và mở rộng, tỷ lệ người tham gia năm sau cao hơn năm trước. Tiến tới BHXH, BHYT toàn dân, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau Trịnh Trung Kiên đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân những cách làm hay, kinh nghiệm quý để thu hút người dân tham gia bảo hiểm ngày một nhiều hơn.

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới và đón Huân chương Lao động hạng Ba

Tối 30.10, tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), UBND tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.

Khởi sắc cây “thoát nghèo” ở Mường Ảng
Trên đường phát triển

Khởi sắc cây “thoát nghèo” ở Mường Ảng

3 năm gần đây, giá café arabica trên địa bàn huyện Mường Ảng (Điện Biên) ổn định ở mức khá. Như lời Phó chủ tịch UBND huyện Tạ Mạnh Cường, thì đây là kết quả của sự chung sức đồng lòng cả hệ thống chính trị lẫn người dân trong nỗ lực nâng cao giá trị loại cây chiến lược. Và phấn khởi nhất, nguồn lực từ hạt cà phê Mường Ảng đã và đang giúp hàng ngàn người dân quanh vùng ổn định cuộc sống…

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW và Kết luận số 80-KL/TW. Ảnh: VĨNH THÀNH
Địa phương

Khánh Hòa: Tạo môi trường thực tiễn để thanh niên rèn luyện, trưởng thành

Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cấp thanh niên tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức về công tác thanh niên theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW và Kết luận số 80-KL/TW, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng nâng cao hiệu quả các cuộc vận động, phong trào, tạo môi trường thực tiễn để thanh niên rèn luyện, trải nghiệm, phấn đấu và trưởng thành...

Đẩy mạnh truyền thông BHYT học sinh, sinh viên trước năm học mới
Trên đường phát triển

Đồng Nai: 100% học sinh tham gia BHYT

Để tạo lá chắn vững chắc bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin học tập và phát triển, thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng công tác truyền thông chuyên đề về bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên.

Một góc diện mạo NTM ở huyện Chương Mỹ
Địa phương

Chương Mỹ vững tin hoàn thành mục tiêu trước thời hạn

Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020.;đến nay, trên địa bàn đã có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Với nỗ lực quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, huyện Chương Mỹ đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 có 18 xã đạt NTM nâng cao, vượt kế hoạch đề ra và có 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”
Địa phương

Công an huyện Sơn Động thực hiện lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Khắc ghi lời căn dặn“Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời gian qua, Công an huyện Sơn Động đã quán triệt, triển khai nhiều biện pháp công tác nhằm phát huy truyền thống “Công an Sơn Động vì nước, vì dân, tận tâm, tận lực”, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa
Trên đường phát triển

Cao Bằng: Tạo thói quen ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt của người dân vùng sâu, vùng xa

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cao Bằng, quá trình triển khai cuộc vận động đã có nhiều kết quả tích cực, người dân từng bước thay đổi nhận thức, hàng Việt được đưa đến người tiêu dùng tại vùng sâu, vùng xa với chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc
Trên đường phát triển

Kiên Giang hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển chế biến nước mắm giai đoạn 2022 - 2024, Sở Công Thương Kiên Giang tiếp tục xây dựng đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển chế biến sản phẩm từ nông sản, thủy sản giai đoạn 2025 - 2027”.

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn
Trên đường phát triển

"Tấm vé thông hành” chinh phục thị trường lớn

Phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức lại, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp Long An đã phối hợp củng cố các HTX nông nghiệp đã thành lập trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC); xây dựng HTX điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC… Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... như những "tấm vé thông hành” giúp nhiều nông sản từng bước tạo dựng được thương hiệu, chinh phục các thị trường lớn.