Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

Chương Mỹ vững tin hoàn thành mục tiêu trước thời hạn

Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020.;đến nay, trên địa bàn đã có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Với nỗ lực quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, huyện Chương Mỹ đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 có 18 xã đạt NTM nâng cao, vượt kế hoạch đề ra và có 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Những thành quả ấn tượng

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, huyện Chương Mỹ đã ban hành Chương trình 07-CTr/HU của Huyện ủy Chương Mỹ về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025. Sau hơn 3 năm triển khai và tổ chức thực hiện, Chương Mỹ đã gặt hái được nhiều thành quả ấn tượng trong xây dựng NTM, làm thay đổi căn bản, toàn diện bộ mặt nông thôn; đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Có thể dễ dàng nhận thấy, hệ thống hạ tầng nông thôn ở Chương Mỹ đang tiếp tục được hoàn thiện, hiện đại hơn. Các tuyến đường làng, ngõ xóm cơ bản đã được nhựa hóa, bê tông hóa; các công trình thủy lợi được đầu tư đồng bộ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân; các công trình trường học, trạm y tế với cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, bảo đảm yêu cầu dạy và học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; các thiết chế văn hóa được đầu tư, nâng cấp, xã hội hóa lắp đặt các trang thiết bị ngoài trời đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân nông thôn.

Trong xây dựng NTM, huyện Chương Mỹ chú trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, tạo sinh kế ổn định cho người dân. Nhờ đó, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, như: mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp tại xã Thụy Hương, quy mô 0,5ha, giá trị sản xuất trên 1 tỷ đồng; mô hình sản xuất bưởi Diễn ở vùng đồi gò với thu nhập 500 - 600 triệu đồng/ha/năm; mô hình sản xuất rau, quả công nghệ cao mang lại thu nhập cao cho người dân từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.

cx1.jpg
Một góc diện mạo NTM ở huyện Chương Mỹ. Ảnh: Chương Mỹ

Bên cạnh đó, xác định liên kết là chìa khóa quan trọng giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, Chương Mỹ đã thực hiện thành công nhiều mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, tạo sức bật xây dựng NTM nâng cao, góp phần đưa nền nông nghiệp huyện phát triển bền vững. Điển hình như: chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của HTX rau quả sạch Chúc Sơn với quy mô 38ha cung cấp sản phẩm rau cho các bếp ăn tập thể của một số bệnh viện lớn và các trường học, siêu thị trên địa bàn Hà Nội; chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ gạo hữu cơ Đồng Phú với quy mô sản xuất 48ha đã liên kết sản xuất và tiêu thụ với 3 doanh nghiệp đưa sản phẩm phẩm gạo hữu cơ Đồng Phú tiêu thụ tại một số tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu sang châu Âu; chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau, bưởi của HTX Bưởi Núi Bé với diện tích 18ha, sản phẩm được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị và các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, các nhà hàng và bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử.

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thắng chia sẻ, huyện Chương Mỹ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020; hết năm 2023, có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Từ năm 2021 đến nay, Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM; trong đó, nhân dân đóng góp gần 180 tỷ đồng tổng giá trị ngày công, đất hiến, tiền mặt, hiện vật… Nhờ vậy, diện mạo nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại; chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng nâng lên. Nếu như năm 2021, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn đạt 65 triệu đồng/người/năm thì 2023 tăng lên 74 triệu đồng, ước thực hiện năm 2024 đạt 80 triệu đồng và dự kiến năm 2025 đạt 85 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo từ 529 hộ (năm 2021), giảm còn 99 hộ (năm 2023) và cơ bản không còn hộ nghèo năm 2024...

Đồng lòng, chung sức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

Năm 2024, UBND thành phố Hà Nội giao huyện Chương Mỹ tập trung chỉ đạo 2 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, tuy nhiên, với quyết tâm cao, UBND huyện chỉ đạo có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, gồm: Thanh Bình, Tân Tiến, Thượng Vực, Ngọc Hòa, Hữu Văn; đến nay, xã Thanh Bình, Ngọc Hòa, Thượng Vực đã hoàn thiện hồ sơ, đang thực hiện thủ tục đề nghị thẩm định, công nhận xã NTM nâng cao; xã Tân Tiến, Hữu Văn đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Đoàn thẩm tra xã NTM nâng cao, kiểu mẫu huyện thẩm tra, đánh giá mức độ đạt các tiêu chí xã NTM nâng cao. Dự kiến cuối năm 2024, huyện có thêm 5 xã được công nhận xã NTM nâng cao. Theo đó, huyện Chương Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2 xã được công nhận xã NTM nâng cao, nâng tổng số xã NTM nâng cao của huyện lên 18 xã (tăng 8 xã so với kế hoạch chương trình).

Đối với xã NTM kiểu mẫu, năm 2024, UBND thành phố Hà Nội giao chỉ tiêu huyện tập trung chỉ đạo 3 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. UBND huyện Chương Mỹ phấn đấu tập trung có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, gồm: Quảng Bị, Lam Điền, Hợp Đồng, Trần Phú. Đến nay, 3 xã Lam Điền, Hợp Đồng, Trần Phú đã hoàn thiện hồ sơ, đang thực hiện thủ tục đề nghị thẩm định, công nhận xã NTM kiểu mẫu. Dự kiến đến cuối năm 2024, huyện Chương Mỹ có thêm 3 xã được công nhận xã NTM kiểu mẫu, nâng số xã được công nhận xã NTM kiểu mẫu của huyện lên 4 xã. Theo đó, huyện Chương Mỹ phấn đấu đến hết năm 2025 có thêm 1 xã NTM kiểu mẫu, nâng tổng số xã NTM kiểu mẫu của huyện lên 5 xã, đạt kế hoạch chương trình.

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu và phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước thời hạn, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Tập trung đa dạng hóa hình thức và nội dung tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội để nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng lòng, chung sức trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ. Các địa phương tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân giám sát, dân thụ hưởng”, nhằm góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh nông thôn được giữ vững.

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thắng cũng cho biết, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phù hợp với nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả. Tăng cường quản lý, sử dụng chặt chẽ đất đai để sản xuất nông nghiệp hiệu quả; xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Thời gian tới, huyện Chương Mỹ tập trung xây dựng NTM văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của từng vùng, từng địa phương.Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát huy thế mạnh từng vùng và bảo vệ môi trường; ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề theo hướng hài hòa giữa giữ gìn giá trị văn hóa truyền thốngvới đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với phát triển du lịch làng nghề.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội)

Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, nhiều địa phương của Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp
Địa phương

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp

Công ty Cổ phần Hanicons đã trúng tuyệt đối 9/9 gói thầu do Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư, bên mời thầu, hiện đang chờ phê duyệt kết quả gói thầu thứ 10. Trong khi đó, nhà thầu này liên tiếp trượt thầu tại nhiều địa phương khác và bị đề nghị xử lý vì không trung thực, làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại cuộc họp
Địa phương

Ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vừa có cuộc họp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, cùng đại diện UBND một số xã và hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh để thảo luận về các giải pháp ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều thành tựu nổi bật nhờ sự lãnh đạo quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng mạnh, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành cao nhất các mục tiêu, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành cao nhất các mục tiêu, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên kêu gọi toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát huy đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025, sẵn sàng cùng cả nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.