Lâm Đồng định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều yếu tố, ngoài nguồn vốn hỗ trợ, còn phải có nhiều cơ chế đồng bộ về đất đai, xây dựng, môi trường. Đây là những vấn đề cần tháo gỡ để ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh, sạch và bền vững.

22-5049.jpg
Diễn đàn thu hút nhiều chuyên gia tham dự

Đó là những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm tại Diễn đàn đầu tư "Cao nguyên xanh Lâm Đồng chuyển đổi xanh bền vững: Cơ hội cho nhà đầu tư" do tỉnh Lâm Đồng tổ chức.

Tại diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết, Lâm Đồng là tỉnh có vị trí chiến lược rất quan trọng về địa lý, kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng; kết nối trực tiếp của 3 vùng kinh tế: Vùng Tây Nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ - khu vực phát triển năng động nhất Việt Nam.

Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng có nhiều tiềm năng, thế mạnh so với các địa phương trong vùng như điều kiện tự nhiên thuận lợi; tài nguyên du lịch giàu có, phong phú, đặc sắc, đa dạng, đáp ứng phát triển du lịch bền vững, chất lượng cao; văn hóa dân tộc đa dạng, người dân thân thiện và mến khách; tiềm năng đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, nông thôn và công nghiệp.

Với địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, hệ sinh thái phong phú, thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng… đặc biệt là Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà với diện tích trên 70.000ha thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang, là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học lớn bậc nhất nước ta với hàng ngàn loài động thực vật sở hữu nguồn gen cực kỳ quý hiếm. Từ đó đã mang lại cho tỉnh Lâm Đồng nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trong đó tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 đạt 54,37%, tiềm năng lớn để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon.

357d16798d3664683d27.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào địa phương

Bên cạnh lợi thế nổi bật về tự nhiên, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Lâm Đồng mang nhiều nét độc đáo, mà tiêu biểu là Không gian văn hóa cồng chiêng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, tạo nên những thế mạnh riêng để Lâm Đồng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử và du lịch cộng đồng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu: “Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn”.

Để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, định hướng đã được Bộ Chính trị đề ra, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ từ Trung ương, sự phối hợp của các địa phương trong vùng; sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong tỉnh thời gian tới, quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đã xác định: Đến năm 2030 Lâm Đồng phát triển nhanh, bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.

1-1801.jpg
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại diễn đàn

Tỉnh Lâm Đồng sẽ phát triển nhanh, bền vững, với phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, kinh tế - xã hội dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp hiện đại, là trung tâm sản xuất nghiên cứu nông nghiệp thông minh, hiệu quả, nông nghiệp hữu cơ tầm quốc gia và quốc tế; phát triển du lịch - dịch vụ theo hướng chất lượng cao và bền vững, trong đó TP. Đà Lạt trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch canh nông và du lịch văn hóa - di sản, danh lam thắng cảnh tầm quốc gia và quốc tế.

Trong đó, các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến định hướng gợi mở, thông tin hữu ích về môi trường đầu tư kinh doanh, những nhận định và các giải pháp, động lực thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững hướng tới NetZero 2050. Đồng thời, các đại biểu cũng cho rằng, đây cũng là cơ hội lớn để tỉnh quảng bá tiềm năng, lợi thế và những chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện, cơ hội cho nhà đầu tư khi đến đầu tư, kinh doanh tại địa phương.

Trên đường phát triển

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề
Trên đường phát triển

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề

Nhờ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, nhiều làng nghề của thành phố Hà Nội đã biết khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế giá trị kinh tế làng nghề. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp... Huyện Mỹ Đức là một ví dụ điển hình.

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững

Bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) phát huy vai trò cầu nối, huy động sự tham gia của các tập thể, cá nhân, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho Nhân dân, nhất là chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát
Địa phương

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát

Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Quyết định số 1404/QĐ - UBND ngày 24.10.2024 của UBND tỉnh, huyện Quang Bình (Hà Giang) đang tập trung huy động các lực lượng đoàn viên, hội viên và sự chung tay của các nhà hảo tâm để xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đẩy nhanh tiến độ để có những ngôi nhà mới đón Tết Nguyên đán 2025.

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm

Cùng với phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây, Thái Nguyên cũng là một trong những điểm sáng của cả nước trong việc chăm lo cho người nghèo. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ. Qua đó đã góp phần quan trọng giúp công tác giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền
Địa phương

Chủ động nguồn nhân lực vận hành Sân bay quốc tế Long Thành

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền, để kịp thời đáp ứng yêu cầu vận hành Sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Và để cung ứng tốt hơn nữa yêu cầu nguồn nhân lực lao động có tay nghề, trình độ cho địa phương, cần các giải pháp đột phá, căn cơ, chiến lược.

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Nỗ lực lớn thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
Trên đường phát triển

Nỗ lực lớn thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ là một chủ trương lớn, đúng đắn và kịp thời đã được huyện thực hiện có hiệu quả, giúp người nghèo “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

 Huy động các nguồn lực chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trên đường phát triển

Huy động các nguồn lực chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Huyện Phú Lương đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành điểm sáng của công tác giảm nghèo bền vững, không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn là động lực để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…