Trẻ em dưới 24 tháng tuổi cần được khám sức khoẻ định kỳ

Ngày 6.7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ký Quyết định Ban hành Tài liệu "Hướng dẫn về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi", được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Đây sẽ là công cụ hướng dẫn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở thực hành khám, sàng lọc sức khỏe liên tục cho trẻ từ ngoài độ tuổi sơ sinh đến 24 tháng tuổi.

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế, trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, chính vì vậy công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em luôn được Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Giai đoạn đầu đời từ 0 - 24 tháng tuổi là giai đoạn đặc biệt quan trọng, cần được khám sức khoẻ định kỳ nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, xử trí kịp thời và tư vấn hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và vận động để phát huy được tối đa tiềm năng trong tương lai.

Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi -0
Từ 0 -24 tháng tuổi là giai đoạn đặc biệt quan trọng, cần được khám sức khoẻ định kỳ nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường (nguồn Bộ Y tế)

Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 05 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng; Bệnh viện Nhi Trung ương được Bộ Y tế phân công làm đầu mối xây dựng "Tài liệu hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi" nhằm hướng dẫn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo cùng một tiêu chuẩn chung, sàng lọc được các bất thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em.

Tài liệu do các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Nhi khoa tiến hành biên soạn qua nhiều lần đóng góp ý kiến và thẩm định. Tài liệu Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi là công cụ hướng dẫn nhân viên y tế tuyến cơ sở, y tế thôn bản theo dõi sức khỏe liên tục cho trẻ em, sàng lọc các bất thường về thể chất, tinh thần cho trẻ em trong độ tuổi ngoài sơ sinh đến 24 tháng tuổi.

Tài liệu chia thành 2 chương: Chương I: Hướng dẫn tổ chức một buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi; Chương II: Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 2 tuổi, gồm 6 phần chính:

Phần I: Đánh giá sự phát triển thể chất và tinh thần vận động; Phần II: Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 4-6 tháng tuổi; Phần III: Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 7-9 tháng tuổi; Phần IV: Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10-12 tháng tuổi; Phần V: Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13-18 tháng tuổi; Phần VI: Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19-23 tháng tuổi.

Sử dụng tài liệu đúng cách sẽ góp phần thay đổi nhận thức và cách thức hoạt động của nhân viên y tế tuyến cơ sở (tuyến xã và thôn bản) trong việc tiếp cận công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu dành cho trẻ em ở lứa tuổi ngoài sơ sinh đến 24 tháng. Đồng thời, tài liệu được nhân viên y tế sử dụng phối hợp và bổ trợ cho cuốn Sổ khám sức khỏe bà mẹ trẻ em hy vọng tạo thành một hướng dẫn chuẩn quốc gia thể hiện sự chung tay của toàn xã hội, ngành Y tế và gia đình trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em ngay từ giai đoạn sớm và ngay từ nền tảng chăm sóc sức khỏe ban đầu, đó là y tế cơ sở.

Tài liệu hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi là công cụ hướng dẫn cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở thực hành khám, sàng lọc sức khỏe liên tục cho trẻ từ ngoài độ tuổi sơ sinh đến 24 tháng tuổi. Tài liệu được áp dụng sử dụng tại tất cả các cơ sở y tế tuyến cơ sở có thực hiện việc khám, sàng lọc sức khỏe cho trẻ dưới 24 tháng.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…