Trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Ngày 13.3, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội tổ chức hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách khai khoáng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên; Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam Cecilia Brennan đồng chủ trì hội thảo.

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản -0
Toản cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo có: Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Kinh tế; Viện Nghiên cứu lập pháp; các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi tường; đại diện Đại sứ quán một số nước tại Hà Nội; đại diện các tỉnh, thành; các tổ chức quốc tế, hội, hiệp hội doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế; các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước.

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản - 0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh: Tài nguyên địa chất, khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời, là nguồn dự trữ lâu dài cần phải được quản lý tập trung, khai thác sử dụng hiệu quả, bền vững.

Để đạt được mục tiêu này, việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về địa chất, khoáng sản là nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện bài bản dựa trên căn cứ thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế để xây dựng chính sách pháp luật trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản, qua đó góp phần hoàn thiện Dự án Luật Địa chất và khoáng sản trình Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian tới.

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản -0Trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản -1
Các đại biểu tham dự hội thảo

Hội thảo diễn ra đúng vào dịp Việt Nam – Australia vừa nâng cấp quan hệ trở thành đối tác chiến lược toàn diện. Trong hơn 50 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Chính phủ Australia đã hỗ trợ Việt Nam tích cực và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, trong đó có xây dựng thể chế, chính sách khoáng sản. Cụ thể, năm 1996, Australia đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng dự án Luật Khoáng sản và đã áp dụng thành công tại Việt Nam.

Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh trân trọng gửi lời cảm ơn tới Đại sứ quán Australia tại Việt Nam vì sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ và hiệu quả mà Australia dành cho Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường mong muốn Australia tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường năng lực quản trị tài nguyên khoáng sản cũng như hoàn thiện thể chế chính sách, nhất là trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản -0
Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam Mai Thế Toản giới thiệt tổng quan dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản

Giới thiệu tổng quan về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam Mai Thế Toản cho biết: dự thảo luật gồm 12 chương và 117 điều. Trong đó, có một số điểm nổi bật như: Phân nhóm khoáng sản để thực hiện quản lý khoáng sản theo nhóm; phân cấp mạnh cho địa phương cấp tỉnh; cải cách hành chính; tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng kinh tế hàng năm; sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng; khoáng sản có giá trị kinh tế và nhu cầu sử dụng lớn; công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng; tăng cường quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển...

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản -0
Các đại biểu trao đổi, chia sẻ tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm quốc tế về công tác xây dựng luật, các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về khoáng sản để bảo đảm chất lượng của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Một số vấn đề các đại biểu trao đổi kinh nghiệm như: Cấp phép quyền khai thác khoáng sản; ước tính tài nguyên khoáng sản và trữ lượng quặng; những thách thức trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng trong các giai đoạn khác nhau, tại các quốc gia khác nhau; môi trường báo cáo tài nguyên khoáng sản và tài nguyên quặng quốc tế… Bên cạnh đó, các đại biểu cũng trao đổi một số vấn đề liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư và hoạt động khoáng sản tại Việt Nam thời gian qua.

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản -0
Ông Jame Knowles, chuyên gia địa chất chính Measured Group trình bày tham luận trực tuyến: Ước tính tài nguyên khoáng sản và trữ lượng quặng

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến của đại biểu tham gia trực tuyến và trực tiếp tại hội thảo.

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản -0
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu kết luận hội thảo

Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh, các ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của đại biểu về những vấn đề trọng tâm, nổi bật của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nguồn thông tin quý giá để Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu, góp phần hoàn thiện dự thảo luật chất lượng, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu về quản lý, thực hiện các hoạt động địa chất và khoáng sản của đất nước hiện nay.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.