- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)
- Góp ý dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi)
Các định nghĩa cần bảo đảm tính chặt chẽ
Đa số ĐBQH tán thành việc sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các giấy tờ không cần thiết nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân; tạo hành lang pháp lý vững chắc trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về lĩnh vực này; đồng thời, khắc phục những bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thi hành, áp dụng Luật thời gian qua.
Tuy nhiên, ĐBQH Triệu Thế Hùng (Hải Dương) cho rằng, các định nghĩa, giải thích từ ngữ trong dự thảo Luật cần bảo đảm chặt chẽ, dễ hiểu. Bởi thực tế, vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí tự chế, việc xử lý khi có vụ việc xảy ra ở các địa phương là rất khó; hay như đối với pháo hoa cũng gây ra tiếng nổ nhưng ở mức độ nào thì được sử dụng… Do đó, nếu không quy định cụ thể dễ dẫn đến biến tướng, gây khó trong việc quản lý.
Cùng quan điểm này, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, quy định “dao có tính sát thương cao” tại điểm b, khoản 4 chưa bao quát hết các loại công cụ có nguy cơ gây sát thương, bởi thực tế nhiều loại dao sẽ trở thành vũ khí nguy hiểm khi sử dụng trái mục đích dù là nhỏ hay lớn. Do đó, đề nghị cần xem xét lại quy định này.
Tăng cường phổ biến pháp luật đến sâu rộng các tầng lớp Nhân dân
Về khai báo vũ khí thô sơ (Điều 32), nhiều đại biểu tán thành với quy định này nhằm tăng cường quản lý vũ khí thô sơ, tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao để phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sử dụng các loại vũ khí này.
Ttuy nhiên, có ý kiến cho rằng, quy định khai báo vũ khí thô sơ phải bảo đảm linh hoạt và phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, điều kiện, tập quá sản xuất, lao động, sinh hoạt của người dân, tránh phát sinh thủ tục hành chính, gây phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), đơn cử vấn đề khai báo vũ khí thô sơ cho lực lượng công an xã thì cần có quy định cụ thể, rõ ràng, rành mạch, có sự hướng dẫn cụ thể để tránh lạm dụng, gây phiên hà cho người dân, trong đó có cả các cơ sở sản xuất.
Nêu rõ tính chất quan trọng của dự thảo Luật, để sớm đi vào vào cuộc sống, mang lại hiệu quả cao nhất, đại biểu Triệu Thế Hùng đề nghị, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến sâu rộng các tầng lớp Nhân dân; vận động Nhân dân không tham gia hoặc vận chuyển, tàng trữ, sử dụng những vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có ý thức, trách nhiệm trong phát hiện và tố cáo những vi phạm trong sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.